Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Tìm hiểu về viêm loét miệng ở trẻ em

Thứ sáu, 29-11-2019 16:05 PM

 

 

 

Viêm loét miệng ở trẻ em là một dạng bệnh lý nhẹ hay gặp, là một chủ đề được nhiều bậc cha mẹ các trẻ quan tâm. Vậy bệnh có những triệu chứng thế nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé:

 

Những dấu chứng của bệnh viêm loét miệng ở trẻ em?

 

Thường đó là vết loét nhỏ đường kính 1-3 mm, đau, xuất hiện thành từng đám hay đơn độc ở niêm mạc má, môi, nướu hoặc dưới lưỡi.

 

Vết loét có hình tròn hoặc hình bầu dục, ở trung tâm thường có màu trắng xám hay vàng viền xung quanh vết loét được bao quanh bằng quầng màu đỏ.

 

Vết loét khiến miệng trẻ đau nên khó ăn uống, hay quấy khóc, lười ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.

 

Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ.

 

Những nguyên nhân gây bệnh viêm loét miệng thường gặp là

 

  • Các chấn thương trong vùng miệng là nguyên nhân thường gặp nhất như tự cắn nhầm niêm mạc ở trong má hay lưỡi, do thức ăn quá cứng, vệ sinh răng miệng không đúng cách, chải răng và nướu quá mạnh.

  • Viêm loét do nhiệt do ăn uống phải thức ăn quá nóng, bị bỏng niêm mạc miệng gây lở loét.

  • Do thiếu dinh dưỡng, hoặc dinh dưỡng không đúng cách gây thiếu vitamin B12, vitamin C, chất sắt, và acid folic.

  • Loét miệng cũng có thể gặp trong một số bệnh liên quan đến tình trạng rối loạn của hệ thống miễn dịch làm suy giảm miễn dịch.

  • Stress tâm lý cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh loét miệng.

  • Do cho trẻ dùng một số thuốc dẫn đến tình trạng khô miệng cũng dễ làm xuất hiện những vết loét trong miệng.

 

Làm thế nào cha mẹ tránh được sự nhầm lẫn những vết loét của bệnh viêm loét miệng thông thường với những vết loét ở trẻ mắc bệnh Tay-chân-miệng?

 

    Ở trẻ mắc bệnh Tay-chân-miệng, trong miệng thường có những vết loét đỏ hay tổn thương dạng phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, nướu, lưỡi. Với triệu chứng này, cha mẹ thường dễ nhầm lẫn với bệnh viêm loét trong miệng, còn thấy những nốt phát ban hay tổn thương dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Để tránh bỏ sót trong việc chẩn đoán trẻ mắc bệnh Tay-chân-miệng nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa ở các bệnh viện Nhi để chẩn đoán bệnh tình đôi khi trẻ phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết để xác định virus gây bệnh.

 

Bệnh viêm loét miệng ở trẻ em có nguy hiểm không?

 

     Bệnh viêm loét tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng rõ ràng khi bị loét miệng thì thật chẳng dễ chịu chút nào. Bệnh khiến miệng trẻ đau nên chải răng khó, ăn uống đau, trẻ hay quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Tuy nhiên việc tìm được nguyên nhân có những trường hợp cũng rất khó khăn nên phải thăm khám kỹ và đôi khi phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết. Vì vậy nên đưa trẻ đi khám ở cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được xác định bệnh và điều trị đúng.

 

Bệnh viêm loét miệng ở trẻ em được điều trị như thế nào và phải chăm sóc trẻ ra sao?

 

     Phần lớn nguyên nhân gây ra loét miệng thường không rõ và bệnh có thể tự khỏi trong 1-2 tuần. Điều trị chính hiện nay chủ yếu làm giảm đau, vì là triệu chứng làm trẻ khó chịu nhất và làm vết loét mau lành. Trẻ nên dùng các loại thuốc súc miệng trong suốt thời gian bị bệnh.

 

    Nên tránh những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua, cho trẻ ăn thức ăn lỏng, thức ăn nhiều vitamin và khoáng chất, dùng bàn chải răng thật mềm.

 

    Cách chữa bệnh tốt nhất là phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ có những vết loét miệng phát triển lớn hơn một cách bất thường hay vết loét kéo dài trên 3 tuần thì tốt nhất nên đi khám bệnh để xác định nguyên nhân vì có thể chúng là dấu hiệu của những bệnh khác nặng hơn.

 

      Trẻ bị bệnh này thường mệt mỏi, đau rát, xót miệng thậm chí mất ngủ. Những trẻ bị bệnh này hay quấy khóc có khi mất ngủ, lười ăn do miệng lở loét, đau rát dẫn đến suy dinh dưỡng. Nên tránh sử dụng những thức ăn nhiều gia vị như cay, mặn, chua có thể khiến tình trạng viêm loét trầm trọng hơn. Cho trẻ chế độ ăn thức ăn lỏng, thức ăn nhiều vitamin và khoáng chất. Cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng chất và cho trẻ uống nhiều nước, uống nước cam, chanh.

 

     Viêm loét vùng niêm mạc miệng là một bệnh lý tưởng chừng như nhẹ và vô hại xong nhiều khi kéo dài, hay tái phát và điều trị cũng đôi lúc gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính xác gây ra bệnh hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Nên việc tìm được nguyên nhân đôi khi cũng rất khó khăn, trẻ cần phải được thăm khám kỹ và đôi khi phải làm thêm các xét nghiệm cần thiết trong quá trình điều trị. Các trường hợp vết loét trong miệng hay tái phát và tiến triển dai dẳng thì bạn nên cho trẻ đi khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa Nhi để được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị đúng.

 

Làm thế nào có thể phòng ngừa những vết loét ở miệng ở trẻ?

 

     Có thể làm giảm nguy cơ xuất hiện những vết loét ở miệng ở trẻ bằng cách vệ sinh răng miệng kỹ sau mỗi lần ăn, cho trẻ dùng bàn chải có sợi lông mềm, cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng thức ăn có nhiều khoáng chất và nhiều vitamin A, C, E và thường xuyên cho trẻ đi khám định kỳ bác sĩ Răng-hàm-mặt ở các cơ sở y tế.


 

Trên đây là những dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh viêm loét miệng ở trẻ em. Hy vọng, việc nắm bắt được những dấu hiệu và nguyên nhân này, các bậc phụ huynh sẽ có phương pháp phòng ngừa và chữa trị cho bé một cách đúng đắn nhất.

 

 

BoniKiddy - Nói không với kháng sinh, ốm bệnh ở trẻ nhỏ !

 

Các mẹ có biết là sử dụng nhiều kháng sinh cho trẻ nhỏ sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng hay không ? Nào là tạo ra các chủng vi khuẩn kháng sinh, hạn chế sự phát triển của hệ miễn dịch, tiêu diệt những vi khuẩn có lợi trong cơ thể và cả những nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nữa. Nhưng nếu con ốm nhiều mà không dùng thuốc thì phải làm sao ?

 

Thay vì đợi đến khi con bị ốm mới lo trị bệnh thì ngay từ lúc này các mẹ hãy tăng cường các sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cho bé để chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên trong và cản bên ngoài cơ thể. BoniKiddy là một trong những sự lựa chọn tốt nhất hiện nay dành cho bé.

 

Viên nang BoniKiddy với các thành phần chiết xuất hoàn toàn từ tự nhiên như sữa non, sữa ong chúa, bột cây cúc tây... giúp bổ sung cho bé hàng loạt các kháng thể tự nhiên, các vitamin và khoáng chất vi lượng cần thiết để tăng cường chức năng hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, tăng khả năng phòng chống bệnh tật, giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp hiệu quả. 

 

BoniKiddy - Sản phẩm nhập khẩu chính hãng của Tập đoàn Viva Nutraceuticals từ Mỹ và Canada, phân phối độc quyền tại Việt Nam bởi công ty Botania.

 

. 

 

XEM THÊM:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 17
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 4891
Tống số: 12305443