Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Làm sao để chủ động ngăn chặn cúm mùa tấn công trẻ?

Thứ hai, 17-02-2020 16:59 PM

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, hàng năm thế giới có khoảng 5-10% người lớn và 20-30% trẻ em bị nhiễm cúm, trong đó, có khoảng nửa triệu người tử vong do những vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh cúm. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận 1-1.8 triệu người mắc cúm mùa. Trước diễn biến ngày càng phức tạp và biến đổi thất thường của thời tiết, trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa. Đặc biệt, tỷ lệ trẻ nhập viện vì bệnh cúm mùa liên tục có chiều hướng gia tăng. Vậy làm sao để có thể chủ động  ngăn chặn cúm mùa tấn công trẻ?

 

trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp

 

  1. Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.

Ở nước ta, các virus gây bệnh cúm thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1, A/H5N1 và cúm B. Bệnh lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi. Bệnh cúm tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở trẻ em nhất là trẻ dưới 5 tuổi.

 

  1. Các triệu chứng cúm mùa ở trẻ

Khoảng 2 ngày sau khi cơ thể trẻ tiếp xúc với virus cúm (thời gian ủ bệnh), các triệu chứng ban đầu có thể là: sốt nhẹ rồi tăng dần (có thể trên 39 độ C), ớn lạnh, ho, đau họng, đau tai, chảy nước mắt mũi, mệt mỏi, kém ăn, có thể xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Ở một số trẻ lớn có thể thấy đau cơ, đau mỏi chân tay, đau họng, ho và nhức ở hốc mắt...

Diễn tiến bình thường, sau từ 3-7 ngày, bệnh cúm sẽ tự khỏi dần, sốt và các triệu chứng khác thường biến mất nhưng ho và tình trạng mệt mỏi vẫn kéo dài. Tuy nhiên có trường hợp nặng, bệnh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm.

 

  1. Biện pháp chủ động ngăn chặn cúm mùa tấn công trẻ

  • Đảm bảo các thành viên trong gia đình không bị cúm

Tiến sĩ Flor Munoz, phó giáo sư về Nhi, Nhiễm trùng tại Mỹ, cho biết nên chủng ngừa cho trẻ nếu chưa thực hiện vì chích ngừa cúm giúp ngừa được một số chủng.

Điều quan trọng là tất cả mọi người trong gia đình bạn có thể tiêm phòng cúm. Trẻ em và trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm hằng năm. Vì trẻ dưới độ tuổi này không thể chủng ngừa, và nếu những người xung quanh chúng được tiêm chủng thì chúng sẽ giảm khả năng bị lây lan bệnh cúm giữa những người trong gia đình.

 

trẻ bị cúm thường có biểu hiện sốt

 

  • Dạy trẻ cách tự phòng ngừa bệnh

Một trong những cách dễ dàng nhất để ngăn ngừa trẻ em bị cúm là đảm bảo rằng chúng tuân theo các cách ngừa bệnh, chẳng hạn như:

  • Che mũi và miệng bằng khăn khi hắt hơi, ho
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước. Tốt nhất là nên rửa tay sạch thường xuyên vào khoảng thời gian mùa cúm trong năm.

 

  • Chú ý đến các triệu chứng và điều trị sớm

Nếu con bạn bị các vấn đề hô hấp như hắt hơi, nghẹt mũi và đau họng, bạn nên đưa bé đến bác sĩ nhanh. Tiến sĩ Munoz cho biết: "Tìm kiếm sự chăm sóc y tế sớm rất quan trọng bởi vì thuốc kháng virus có hiệu quả hơn nếu dùng sớm - lý tưởng là vào ngày đầu tiên hoặc hai ngày sau khi các triệu chứng xuất hiện".

 

  • Tuân thủ toa thuốc điều trị của bác sĩ

Nếu bác sĩ cho trẻ dùng thuốc kháng virus thì cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ, kể cả khi trẻ mới được chích chủng ngừa cúm được 1 tuần.

 

  • Cha mẹ chủ động trong phòng ngừa cúm cho trẻ

Bệnh theo mùa, lây rất nhanh, có khi sáng mới nói chuyện với trẻ, chiều đến trẻ có thể mắc bệnh cúm luôn.

Virus cúm thì thay đổi mỗi năm, năm này virus này năm sau có thể đã là biến thành virus loại khác nên chích ngừa chỉ có giá trị 1 năm.

Miền bắc thì chích chủ động vào lúc thu đông, miền nam thì chích lúc chuyển mùa nắng sang mưa.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần chủ động tăng cường sức đề kháng cho trẻ để trẻ có đủ sức chống chọi lại với những biến đổi của thời tiết và những đợt tấn công của virus cúm.

 

 

Phó giáo sư, tiến sĩ, thầy thuốc nhân dân Trần Quốc Bình, nguyên giám đốc bệnh viện y học cổ truyền trung ương chia sẻ: “Với trẻ nhỏ, phòng bệnh luôn quan trọng hơn chữa bệnh, bởi việc dùng quá nhiều kháng sinh gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho trẻ nhỏ. Nhiều trẻ bị kháng kháng sinh, nhờn thuốc khiến việc điều trị vô cùng khó khăn. Kháng sinh cũng tiêu diệt lợi khuẩn trong đường tiêu hóa của trẻ, khiến trẻ ăn uống và hấp thu thức ăn kém”.

 

Sản phẩm BoniKiddy được sản xuất tại Mỹ, Canada và được phân phối tại Việt Nam bởi công ty Botania là một lựa chọn hoàn hảo mà bố mẹ dành cho trẻ. Bonikiddy với công thức toàn diện từ thảo dược thiên nhiên, không những giúp trẻ tăng được sức đề kháng, giúp hệ miễn dịch của trẻ nhanh hoàn thiện hơn, lại còn củng cố hệ tiêu hóa, cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kích thích vị giác để trẻ ăn ngon miệng hơn và hấp thu thức ăn tốt hơn, từ đó nâng cao được thể trạng của trẻ.

 

BoniKiddy được PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh - Nguyên giám đốc bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương, GS.TS Phạm Hưng Củng- Nguyên Vụ trưởng vụ y học cổ truyền Việt Nam, Ths.bác sĩ Nguyễn Tài Dũng - Khoa tai mũi họng bệnh viện quân y 108 khuyên dùng cho bé.

 

>>> Xem thêm:

 

Sản phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuôc chữa bênh

Tags: cúm mùa
Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 4
Hôm nay: 233
Hôm qua: 7727
Trong tháng: 7906
Tống số: 12314273