Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Đề phòng với bệnh tiểu đường ở trẻ em

Thứ năm, 12-03-2020 11:55 AM

Mục lục [Ẩn]

 

    Bệnh tiểu đường type 1 là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em và thanh thiếu niên có xu hướng gia tăng nhưng dường như mọi người vẫn còn thiếu thông tin về loại bệnh này.

Căn bệnh này sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm ở trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Tỷ lệ trẻ em mắc tiểu đường ngày càng gia tăng

    Trường hợp bệnh nhân L.G.H. (16 tuổi, ngụ xã An Phước, Long Thành) với biểu hiện tiểu đêm nhiều, xuống cân, hốc hác mặc dù ăn rất nhiều, ngất xỉu nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học y dược Shingmark cấp cứu. Sau đó, H. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị. Qua những triệu chứng và các xét nghiệm, kết quả H. bị tiểu đường type 1.

    Theo các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, nguyên nhân H. bị ngất xỉu là do ngộ độc ceton (nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA)). Đây là một biến chứng cấp tính, nghiêm trọng và chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1. Từ đó đến nay, 4 tuần/1 lần người nhà đưa H. lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để làm xét nghiệm và nhận thuốc. Hàng ngày, em phải tiêm 2 mũi insulin.

 

Trẻ em mắc tiểu đường ngày càng gia tăng, bác sĩ chỉ cách phát hiện bệnh tránh biến chứng nguy hiểm - Ảnh 1.

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai làm xét nghiệm tiểu đường cho trẻ.

 

    Hay trường hợp T.M.T. (15 tuổi, ngụ ở xã An Phước, Long Thành) cũng bị sụt cân nhanh chóng, nên gia đình đã đưa T. đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai và kết quả cho thấy T. bị tiểu đường type 1.

BS. Trần Xuân Lam (khoa Huyết học thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai) cho biết, theo ước tính có khoảng 1% trẻ em trong dân số (khoảng 1000 trẻ) bị bệnh lý này. Bệnh tiểu đường type 1 gặp chủ yếu ở 2 nhóm tuổi trẻ em hay gặp nhất là lứa tuổi mẫu giáo 4-6 tuổi và 10-14 tuổi. Hiện tại, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang theo dõi và điều trị ngoại trú cho 40 bệnh nhi.

Theo BS. Trần Xuân Lam, nguyên nhân ban đầu khiến trẻ mắc đái tháo đường type 1 là do thiếu hụt hoặc tắc insulin gây ra việc đường không đi tới được tế bào và đường huyết tăng lên. Phần nữa là do trẻ tiếp xúc những yếu tố như thuốc, hóa chất độc hại và cuối cùng là tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, trong khi các hoạt động thể lực đang ngày càng giảm.

Chúng ta cùng tìm hiểu thêm một số thông tin về tiểu đường type 1 ở trẻ em qua bài viết dưới đây nhé: 

Tiểu đường type 1 ở trẻ em là gì?

   Tiểu đường type 1 ở trẻ em là một tình trạng mà trong đó tuyến tụy không còn sản xuất ra được insulin trẻ cần để tồn tại và cần phải thay thế insulin bị mất bằng cách sử dụng insulin từ bên ngoài. Đây là loại bệnh tiểu đường được gọi là bệnh tiểu đường vị thành niên hoặc bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin.

    Việc chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1 có thể bị áp đảo lúc đầu. Tùy thuộc vào tuổi tác - phải học cách tiêm thuốc, chế độ ăn và theo dõi lượng đường trong máu.

   Bệnh tiểu đường type 1 đòi hỏi phải có sự chăm sóc phù hợp. Hiện nay những tiến bộ trong việc theo dõi lượng đường trong máu và insulin đã cải thiện việc quản lý hàng ngày bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em. Với điều trị thích hợp, trẻ em bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoàn toàn có thể sống lâu, sống khỏe mạnh.

Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết con bị bệnh tiểu đường

  • Hay khát nước, uống nhiều nước

  • Đi tiểu thường xuyên

  • Ăn nhiều nhưng vẫn sụt cân

  • Mệt mỏi

  • Thay đổi cảm xúc

   Do vậy, nếu thấy con có các biểu hiện của bệnh tiểu đường nêu trên, cha mẹ hãy cho con đến bệnh viện để làm xét nghiệm càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị kịp thời.

   Còn với trường hợp trẻ không có biểu hiện mắc bệnh, cha mẹ cũng lưu ý nên đưa trẻ đi tầm soát bệnh tiểu đường định kỳ để sớm phát hiện dấu hiệu của bệnh (nếu có).

Trẻ bị tiểu đường có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời

    Nói về sự nguy hiểm của bệnh tiểu đường ở trẻ em thì những trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và chậm điều trị có thể gây ra phù não ở bệnh nhân.

    Biến chứng bệnh tiểu đường dễ gặp nhất là trẻ bị nhiễm toan ceton (là một trạng thái thiếu hụt insulin tương đối hoặc tuyệt đối bị trầm trọng thêm sau sự tăng đường huyết, mất nước và sự rối loạn gây toan hóa trong chuyển hóa trung gian). Khi nhiễm toan ceton, trẻ thường bị mất nước, người mệt mỏi lừ đừ và nặng nhất là hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

 

nhieu-tre-bi-tieu-duong-den-nguy-kich-bo-me-moi-biet

Trẻ bị tiểu đường có thể tử vong nếu không cấp cứu kịp thời

 

Thời điểm vàng nên đưa trẻ đi tầm soát tiểu đường 

    Thời điểm vàng nên đưa trẻ đi tầm soát tiểu đường là 10 và 14 tuổi. Để hạn chế những biến chứng do tiểu đường mang lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện như tiểu nhiều, ăn uống nhiều và sút cân nhanh, mệt mỏi thì gia đình nên cho bé đi tầm soát tiểu đường.

   Với những trường hợp tiền sử gia đình có tiểu đường type II, trẻ em béo phì, trẻ có những rối loạn huyết áp (tăng huyết áp), rối loạn mỡ máu đều cần đi tầm soát tiểu đường. Hai thời điểm vàng nên đưa trẻ đi tầm soát là 10 tuổi và tuổi dậy thì lúc 14 tuổi.

Điều trị tiểu đường type 1 ở trẻ

Nếu gia đình nào không may có trẻ mắc căn bệnh này thì để bảo vệ sức khỏe trẻ, hạn chế biến chứng của bệnh, cần lưu ý thực hiện theo chỉ định của bác sĩ điều trị:

  • Kiểm soát chế độ ăn của trẻ. Nên chia nhỏ các bữa ăn và không nên ăn no. Hạn chế ăn, uống những thực phẩm có đường. Ăn nhiều rau xanh, trái cây. 

  • Khuyến khích trẻ vận động thể lực, luyện tập thể dục thể thao.

  • Sử dụng thuốc đúng hướng dẫn, đúng liều lượng và thời gian.

  • Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường về sức khỏe cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra.

  • Khám sức khỏe định kỳ. Duy trì đường huyết ổn định.

Bệnh tiểu đường ban đầu thường không có biểu hiện rõ rệt nên rất khó nhận ra. Cha mẹ nên để ý đến những dấu hiệu bất thường của trẻ, nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh phụ huynh nên đưa con đi xét nghiệm tiểu đường để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 14
Hôm nay: 47
Hôm qua: 7727
Trong tháng: 7720
Tống số: 12314087