Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh, mẹ cần biết

Thứ ba, 11-02-2020 17:12 PM
  1. Dây rốn là gì?

Trong tử cung, bào thai nhận dinh dưỡng và Oxy qua bánh nhau, rồi nhờ dây rốn đưa đến thai nhi. Sau khi sinh, bé sẽ được cắt dây rốn. Sau một thời gian, dây rốn sẽ rụng và để lại một cuống trong lỗ rốn của bé.

 

Chăm sóc rốn ở trẻ sơ sinh, mẹ cần biết

 

  1. Khi nào trẻ rụng rốn

Rốn sẽ khô và rụng sau khoảng 7 đến 21 ngày, để lại một vết thương nhỏ, vết này sẽ tự lành trong vài ngày.

Nếu rốn của trẻ sơ sinh rụng muộn hơn, mẹ cũng không cần quá lo, miễn rốn không có bất kỳ dấu hiệu bất thường như chảy dịch, có mùi hôi, chân rốn sưng đỏ…

Khi rốn của bé rụng, các mẹ sẽ thấy có thể có vết máu nhỏ còn dính lại, các mẹ đừng quá lo lắng, dấu hiệu này là bình thường. Đôi lúc sau khi rốn rụng, sẽ có ít dịch màu trong hay vàng, và đôi lúc các mẹ sẽ thấy rốn trẻ có vài cục rất nhỏ lồi nhô lên. Đừng lo, những hạt này sẽ tự biến mất, nhưng đôi khi cũng sẽ cần bác sĩ điều trị nếu bé gặp phải tình trạng nhiễm trùng.

 

  1. Chăm sóc rốn của trẻ như thế nào?

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh:

  • Giữ cuống rốn sạch và khô. Đừng để tã che quá rốn vì nước tiểu có thể dính lên rốn và gây kích thích. Nếu tã rộng quá thì hãy cắt bớt phần tã cạnh rốn.
  • Không che kín rốn của trẻ bằng cách cuốn gạc bảo vệ mà hãy để tiếp xúc với không khí. Việc làm này không chỉ giúp rốn khô nhanh hơn, mà còn giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng.
  • Không vệ sinh rốn bằng cồn: Trước đây, Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chăm sóc rốn trẻ sơ sinh bằng cách lau chân rốn hàng ngày với một miếng gạc cotton tẩm cồn. Tuy nhiên sau nhiều nghiên cứu cho thấy so với những rốn được sát khuẩn bằng cồn. Thì những rốn để tự nhiên sẽ rụng nhanh hơn và cũng không có nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, cồn cũng dễ gây kích ứng với làn da mỏng manh của trẻ và bạn cũng rất dễ có khả năng mua phải các loại cồn không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên vệ sinh rốn trẻ bằng nước muối loãng.
  • Giữ rốn khô: Cho đến khi rốn trẻ rụng hoàn toàn, mẹ nên tránh ngâm rốn của bé quá lâu trong nước, nhất là trong lúc tắm bé. Cách tốt nhất là mẹ hãy lau cho bé thay vì cho bé tắm trong chậu.
  • Nếu thời tiết ấm, chỉ nên cho bé mang tã và một chiếc áo rộng để không khí đi vào được và làm khô rốn.
  • Đừng mang cho bé những áo quần bó chặt.
  • Tuyệt đối không bứt dây rốn: Quá trình rụng rốn ở trẻ sơ sinh sẽ diễn ra tự nhiên, không cần bất cứ sự can thiệp nào. Rốn sẽ tự rụng sau khi khô. Việc tự ý bứt dây rốn trước thời gian cần thiết có thể gây chảy máu, đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.

 

  1. Dấu hiệu nhiễm trùng rốn

Các mẹ phải hết sức chú ý với những triệu chứng bất thường ở rốn của trẻ bởi trong trường trường hợp trẻ không được chăm sóc tốt, rốn rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập và dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn.

Khi này, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu sau:

  • Bé khóc khi bạn chạm vào rốn hay vùng da quanh rốn.
  • Vùng da quanh rốn nề đỏ.
  • Rốn có mùi hay chảy dịch màu vàng.
  • Bé sốt.

Phải báo bác sĩ ngay nếu rốn của bé có tình trạng chảy máu kéo dài. Vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý rối loạn đông máu.

Các mẹ cũng nên khám bác sĩ nếu thấy bất kì dấu hiệu là ở vùng rốn như:

  • Rốn có cục đỏ, chảy mủ kéo dài hơn 2 tuần sau khi rụng vì có thể bé bị u hạt rốn.
  • Rốn phồng, thường phát hiện sau khi rốn rụng.

 

>>> Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 6
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 4880
Tống số: 12305432