Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cẩn thận với bệnh trĩ ở trẻ em

Thứ sáu, 06-03-2020 11:49 AM

Mục lục [Ẩn]

Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ không thể nào mắc bệnh trĩ nhưng đó là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Thực tế đã có nhiều trẻ bị bệnh trĩ do phụ huynh chăm sóc không đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

Một trường hợp đặc biệt khi một bé trai mới 2 tuổi đã bị bệnh trĩ do chế độ ăn mất cân đối, thiếu rau xanh, uống không đủ lượng nước cần thiết….

Bé 2 tuổi bị bệnh trĩ

Đó là trường hợp của bé Tô Tùng D., ở Hà Nội. Gia đình đưa con tới khám tại Bệnh viện vào sáng nay 10/5, chị Hoài A. mẹ bé D. cho biết, do cuộc sống kinh tế còn nhiều khó khăn nên chị phải gửi con ở nhà với ông bà nội để chạy thêm Grab kiếm sống. Đi làm cả ngày, đến tối muộn chị mới có chút ít thời gian dành cho con. Rồi chị phát hiện thấy con 4, 5 ngày mới đi ngoài, nghĩ con bị táo bón và bị trĩ nhẹ mà đi ngoài ra máu nên chị A. chỉ tự chữa cho con bằng cách lấy lá đắp và mua thuốc co trĩ dạng gel bôi cho con. Hơn 1 năm như thế, nhưng càng chữa thì chị thấy búi trĩ của con càng lòi ra nhiều hơn.

 

bé 2 tuổi bị bệnh trĩ

Bé Tô Tùng D., ở Hà Nội, mới 2 tuổi đã bị bệnh trĩ.

 

   Đưa con đến khám tại Bệnh viện Bưu Điện, các bác sĩ kết luận: cháu bị trĩ do chế độ ăn uống mất cân đối, thiếu rau xanh, uống không đủ lượng nước cần thiết. Với tình trạng của cháu, chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống là bệnh sẽ được cải thiện.

  Trong khi bệnh có thể xuất hiện từ rất sớm như thế, nhưng trên thực tế, ngay cả nhiều người lớn cũng  chủ quan, chưa quan tâm phòng bệnh bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý.

  Nguy hiểm hơn, theo bác sĩ Phạm Trường Giang, Trưởng Khoa Ngoại Tổng hợp, các bệnh lý vùng hậu môn, trực tràng như: bệnh trĩ, rò hậu môn (mạch lươn), áp xe cạnh hậu môn, nứt kẽ hậu môn, đại tiện khó, táo bón, đau hậu môn không rõ nguyên nhân, các khối u vùng trực tràng, hậu môn… ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe, tâm lý của một bộ phận không nhỏ người dân trong cộng đồng.

Tuy nhiên, vì bệnh lý xuất hiện tại vùng nhạy cảm trên cơ thể nên hầu hết người bệnh đều có tâm lý e ngại, không muốn đi khám, không chia sẻ thông tin với thầy thuốc. Đây là nguyên nhân khiến tình trạng các bệnh lý vùng hậu môn, trực tràng càng nặng hơn gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng xấu đến chất lượng sống của người bệnh.

Một số dấu hiệu trẻ mắc bệnh trĩ

Đi vệ sinh có cảm giác đau

Nếu trẻ có triệu chứng này thì khả năng bị bệnh trĩ là khá cao. Lúc này các búi trĩ đã xuất hiện và khi phân đi ra ngoài sẽ va chạm với các búi trĩ này. Tình trạng va chạm sẽ gây cảm giác đau rát, khó chịu thậm chí chảy máu. Biểu hiện này hay bị các bậc cha mẹ chủ quan không để ý,  để đến khi bệnh nặng thì việc chữa trị sẽ khó khăn hơn rất nhiều.

Trẻ thường xuyên bị táo bón

 

dấu hiệu trẻ bị trĩ

Táo bón là một trong những dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị trĩ

 

    Việc đi vệ sinh đều đặn hàng ngày cũng là một tiêu chí đánh giá hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bé đang ở trạng thái tốt. Nhưng nếu trong khoảng 5 đến 7 ngày mà trẻ không đi đại tiện, phân vón cục thì rõ ràng là có vấn đề về hệ tiêu hóa.

   Tình trạng táo bón kéo dài làm cho phân bị dồn lại, đóng cục và gây áp lực cho hậu môn. Điều này dễ làm cho các búi trĩ xuất hiện

Trẻ có dấu hiệu đi vệ sinh rất lâu

    Đây cũng là một trong những triệu chứng bệnh trĩ ở trẻ em. Nếu bình thường trẻ đi trong thời gian ngắn nhưng đột nhiên gần đây lại đi rất lâu thì có thể trẻ đã bị gặp rắc rối khi đi vệ sinh.

   Do đây là bệnh khá khó diễn đạt nên cần khéo léo, hỏi trẻ không thoải mái chỗ nào, nguyên nhân khiến trẻ đi vệ sinh lâu để có cách can thiệp.

   Nhiều trẻ có thói quen vừa đi vệ sinh vừa chơi trò chơi, xem máy tính,… Điều này tạo áp lực cho vùng hậu môn, làm máu khó lưu thông, khiến cho búi trĩ xuất hiện dễ dàng hơn.

Vùng hậu môn có những dấu hiệu bất thường

   Những biểu hiện bất thường ở khu vực này phản ánh rất chân thực các dấu hiệu bệnh trĩ ở trẻ em. Đó là hàng loạt các biểu hiện như sau:

  • Trẻ có dấu hiệu đi cầu ra máu, có thể thấy trên giấy vệ sinh hoặc trong phân có lẫn máu.

  • Nhiều trẻ có dấu hiệu nóng và bị ngứa ở hậu môn. Đó là do tình trạng lòi búi trĩ và dịch hậu môn xuất hiện, lúc này vi khuẩn dễ tấn công làm cho bệnh nhân có cảm giác ngứa.

  • Dấu hiệu sưng hậu môn là một trong những triệu chứng khi mắc bệnh trĩ hay gặp. Tùy theo tình trạng bệnh mà sưng nhiều hay ít, thường bệnh có xu hướng sưng nhiều hơn sau mỗi lần đại tiện.Trẻ thường xuyên mệt mỏi, khó  chịu và hay quấy khóc

   Khi bị bệnh trĩ, hậu môn thường ra máu dễ dẫn đến mất máu làm cho trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu. Với những trẻ lớn thì việc xác định dấu hiệu bất thường khá dễ. Nhưng với những trẻ còn nhỏ, chưa có khả năng diễn đạt thì cần phải dựa vào những dấu hiệu trên cơ thể trẻ. Nếu trẻ quấy khóc, lười ăn, mệt mỏi thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân. Đây có thể là dấu hiệu trẻ bị bệnh trĩ hoặc một bệnh nào đó.

Cách chăm sóc trẻ có dấu hiệu bệnh trĩ

   Khi bé bị trĩ, bạn cần giữ vệ sinh khu vực hậu môn của bé kỹ càng. Dùng nước ấm rửa hậu môn sau mỗi lần đại tiện và trước khi bé chuẩn bị đi ngủ để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của bé. Hoặc dùng thuốc từ cây kinh giới để xông hơi ngoài hậu môn cho bé, giúp tăng cường quá trình lưu thông máu.

   Ngoài ra khi con táo bón, bố mẹ hãy nhẹ nhàng xoa bụng để giúp con nhuận tràng nhé! Chỉ cần cho bé nằm tư thế ngửa mặt lên, rồi dùng ức bàn tay phải từ từ ấn vào cơ bụng bé. Bắt đầu di chuyển ức tay trên bụng theo chiều từ phải sang trái một cách nhẹ nhàng, rồi đổi từ dưới lên trên, không ấn mạnh. Mỗi lần thực hiện kéo dài khoảng 15 phút, khoảng 2-3 lần/ ngày, khi nào con đi đại tiện được thì ngưng.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ ở trẻ em

 

Kết quả hình ảnh cho chất xơ

Hãy bổ sung chất xơ cho trẻ để phòng ngừa bệnh trĩ

 

  •  Bạn nên bổ sung đầy đủ lượng chất xơ mỗi ngày cho bé bằng cách thêm nhiều rau củ quả vào bữa ăn hàng ngày cho bé và cho bé uống nhiều nước mỗi ngày.

  • Cho bé ăn thêm một chút mật ong mỗi ngày. Mật ong sẽ có tác dụng nhuận tràng rất tốt, từ đó hạn chế nguy cơ tình trạng táo bón cho trẻ.

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn cho trẻ: Trẻ đi vệ sinh thường rửa vùng hậu môn không được sạch sẽ làm cho nhiều vi khuẩn bị tích tụ ở hậu môn khi có vết trầy xước và gây nhiễm trùng tổn thương hậu môn. Bạn có thể làm vệ sinh cho con mình hoặc hướng dẫn bé vệ sinh đúng cách để phòng ngừa nhiễm khuẩn xảy ra.

  • Tập thói quen cho trẻ đi vệ sinh đúng giờ: Đi vệ sinh vào một khung giờ cố định trong ngày sẽ giúp nhu động ruột của trẻ được hoạt động tốt hơn, từ đó việc đại tiện sẽ dễ dàng hơn và bệnh trĩ được phòng ngừa hiệu quả hơn.

 Bệnh trĩ cũng như các bệnh lý khác điều trị sớm ngay ban đầu là điều rất quan trọng. Nếu các biện pháp điều trị bệnh trĩ cho bé tại nhà không có hiệu quả thì các bậc phụ huynh nên nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 26
Hôm qua: 12972
Trong tháng: 4874
Tống số: 12305426