Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Biện pháp tăng cường sức đề kháng của trẻ lúc giao mùa

Thứ bảy, 08-02-2020 11:17 AM

Giao mùa là thời điểm mà cơ thể rất dễ mắc bệnh, kể cả người lớn và trẻ nhỏ. Để trẻ tránh xa bệnh vào thời điểm giao mùa, giúp con luôn khỏe mạnh và có được sự phát triển toàn diện nhất thì việc chủ động tăng sức đề kháng chính là giải pháp hữu hiệu nhất.

 

Cho trẻ bú sữa mẹ để tăng sức đề kháng tự nhiên

 

  1. Cho trẻ bú sữa mẹ

Khi bạn cho bé bú mẹ, bạn đã chia sẻ với bé một phần hệ miễn dịch của thông qua các kháng thể có trong sữa mẹ. Đây là điều tuyệt vời cho bé vì hệ thống phòng vệ tự nhiên của bé chưa hoàn thiện và chưa được huấn luyện đầy đủ khi mới sinh. Nhờ vậy, cơ thể của trẻ có thể chống đỡ lại nhiều tác nhân gây bệnh như bệnh tiêu chảy, dị ứng, táo bón, nhiễm trùng…

Ngoài các dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ bé, sữa mẹ còn chứa chủng vi sinh vật có lợi probiotics (bifidobacteria và lactobacilli), rất quan trọng cho sự phát triển của hệ vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của bé.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một bước cần thiết cho sự phát triển và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của bé ngay từ những ngày đầu tiên sau khi bé được sinh ra.

Không chỉ vậy, sữa mẹ còn giúp trẻ phát triển trí não và thể chất tốt hơn.

Vì vậy mà các bà mẹ nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (180 ngày tuổi), sau đó bạn nên kết hợp giữa bú sữa mẹ và uống sữa ngoài bởi vào khoảng giai đoạn này, dạ dày của trẻ đã phát triển hơn, đồng thời trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn để phát triển. Hãy cho trẻ bú sữa mẹ trong thời gian tối thiểu 24 tháng sau sinh.

 

  1. Không lạm dụng thuốc kháng sinh

Mỗi khi trẻ bị sổ mũi hoặc cảm lạnh, các mẹ đừng vội cho con uống thuốc kháng sinh. Nếu có thể, bạn nên dùng các biện pháp dân gian để giúp con nhanh khỏe hơn như hấp lá hẹ với mật ong hoặc đun rau diếp cá với nước vo gạo.

Các mẹ lạm dụng thuốc kháng sinh chỉ làm giảm sức đề kháng của trẻ và hệ miễn dịch của trẻ sẽ non yếu hơn. Những lần ốm tiếp theo, trẻ sẽ phải dùng tới thuốc kháng sinh mới có thể khỏi được. Chính vì vậy, mẹ hãy để cơ thể trẻ tự chống chọi lại với một số loại vi khuẩn thông thường để tự tạo sức đề kháng nhé! Còn trong trường hợp cần thiết, các mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.

 

  1. Đảm bảo trẻ được ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch cũng như sự phát triển của trẻ. Tùy thuộc vào độ tuổi mà trẻ cần thời gian bao nhiêu để ngủ. Khi thiếu ngủ khiến cơ thể dễ mắc bệnh, hệ miễn dịch dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.

Để bé khỏe mạnh, nhanh lấy lại sức đề kháng tốt nhất cho trẻ ngủ một giấc thật sâu và đủ dài. Khi ngủ đủ giấc sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái, dễ chịu mà còn có tác dụng tích cực đến cân nặng, phát triển trí não của bé. Trẻ sơ sinh có thể ngủ tới 18-20 giờ một ngày. Trẻ mới biết đi cần 12-13 giờ, và trẻ mẫu giáo cần khoảng 10 giờ.

Không chỉ chú ý về thời gian, các bậc phụ huynh hãy tạo một không gian thật yên tĩnh khi bé ngủ để giấc ngủ được sâu hơn. Tốt nhất phòng ngủ cần tối và thông gió vào ban đêm. Khi ngủ trong bóng tối giúp thúc đẩy sản xuất các hormone melatonin, nó hoạt động như một chất chống oxy hoá mạnh mẽ.

 

 

 

  1. Cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ

Khi trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm, hệ vi khuẩn đường ruột dễ bị mất cân bằng nên bé dễ mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa như tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp…Do đó, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của bé. Một chế độ dinh dưỡng khoa học giúp tăng sức đề kháng cho bé.

Cần bổ sung thực phẩm sạch, an toàn vào chế độ ăn của bé. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất, đây là những dưỡng chất cần thiết giúp cho việc sản sinh năng lượng, duy trì hoạt động sống của cơ thể. Vitamin giúp tăng khả năng bảo vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người.

Các loại rau củ và hoa quả đặc biệt là cà rốt, các loại hạt họ đỗ, cam và dâu tây đều chứa đựng những dưỡng chất thực vật có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch như vitamin C và carotenoids. Dinh dưỡng thực vật giúp cơ thể của trẻ tăng sản xuất của các tế bào máu trắng để chống nhiễm trùng và ngăn chặn các virus.

Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn vào bữa ăn của trẻ như sữa chua. Trong sữa chua có thành phần acid lactic có tác dụng gia tăng lợi khuẩn và ức chế các vi khuẩn gây hại cho đường ruột giúp quá trình tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, giúp cơ thể trẻ chống lại bệnh tật hiệu quả, đặc biệt là những bệnh phổ biến như bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng. Bổ sung sau bữa ăn chính cho bé 1 hộp sữa chua để hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả.

 

  1. Cho bé tập thể dục sớm

Nghiên cứu cho thấy rằng việc tập thể dục thường xuyên làm tăng số lượng các tế bào miễn dịch cho cơ thể. Cha mẹ nên hạn chế con xem tivi hoặc tiếp xúc với điện thoại và máy tính bảng, đồng thời khuyến khích trẻ vận động.

Nên cho bé vận động từ 30 – 60 phút tùy theo độ tuổi. Vận động giúp bé khỏe khoắn, tạo kháng thể chống chọi với các tác nhân gây hại và giúp tinh thần của trẻ luôn vui vẻ, thoải mái.

 

  1. Cho bé tắm nắng sớm thường xuyên

Vitamin D là một trong những thành phần thiên nhiên có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch. Hãy đảm bảo bé nhận được lượng vitamin D tự nhiên cần thiết bằng cách để tay và mặt dưới ánh mặt trời trong 20 phút mỗi ngày.

Nên cho bé tắm nắng vào buổi sáng sớm để tránh tia cực tím mạnh gây hại cho da bé.

 

  1. Vệ sinh bàn tay sạch sẽ

Hàng ngày con trẻ thường xuyên phải tiếp xúc với hàng nghìn vi khuẩn, đặc biệt là đôi bàn tay. Vì vậy, bạn hãy chắc chắn rằng con được rửa tay thường xuyên với xà phòng để làm sạch các vi khuẩn, đặc biệt là trước và sau mỗi bữa ăn. Các mẹ cũng nên vệ sinh đồ chơi cho trẻ sau một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo rằng hàng ngày trẻ được chơi những đồ chơi sạch.

Hãy giúp con hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ để có một sức khỏe tốt hơn. Mẹ nên chọn cho bé những loại xà phòng rửa tay có màu sắc thu hút và hương thơm mà trẻ yêu thích để bé hứng thú hơn với việc rửa tay hàng ngày.

 

  1. Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ

Tiêm vắc xin cho bé theo chương trình tiêm chủng mở rộng giúp bé phòng tránh bệnh (bệnh sởi, viêm não, uốn ván, bạch hầu...) gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, nên cho bé tiêm phòng cúm hàng năm, theo chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80%.

 

Vào thời điểm giao mùa, các bậc phụ huynh hãy chú ý hơn đến sức khỏe của trẻ và thực hiện 8 biện pháp được nêu trên nhằm tăng cường sức đề kháng của trẻ.

 

>>> Xem thêm:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 200
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 5074
Tống số: 12305626