Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bệnh tay chân miệng ở trẻ: hình thái các giai đoạn và 5 điều cần lưu ý để chăm sóc trẻ đúng cách

Thứ bảy, 28-05-2022 15:32 PM

Mục lục [Ẩn]

 

   Bệnh tay chân miệng là một trong số những bệnh trẻ thường hay mắc phải, nếu các bậc phụ huynh không có những nắm bắt đầy đủ để chăm sóc trẻ đúng cách bệnh có thể diến tiến nặng nề và để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy mời bạn đọc cùng tìm hiểu thêm những thông tin bổ ích về căn bệnh này cũng như những lưu ý khi chăm trẻ bệnh sao cho phù hợp trong bài viết sau đây.

 

 

Tổng quan bệnh tay chân miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng là gì?

   Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD-Hand, foot and mouth disease ) là căn bệnh truyền nhiễm do nhóm virus đường ruột gây nên, thường gặp nhất là các dòng virus cấp tính Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71).

   Theo thống kê của Cục Y tế Dự phòng, số trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng chủ yếu là do virus EV71 gây ra, trong đó tử vong phổ biến nhất là ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi (chiếm 75% – 86% trong tổng số các trường hợp tử vong vì bệnh tay chân miệng ở trẻ em).

   Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi. Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3 - 5 và tháng 9 - 12 số ca trẻ em nhiễm bệnh tay chân miệng có xu hướng bùng phát.

Nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh

   Virus gây bệnh tay chân miệng sống trong đường tiêu hóa và truyền nhiễm từ người này sang người khác. Trẻ rất dễ bị mắc bệnh khi tiếp xúc với  nước bọt, chất dịch từ các bọng nước, chất nôn của người bệnh, giọt bắn khi ho hoặc hắt hơi.

 

Virus gây bệnh cơ thể lây truyền khi ho, hắt hơi

Virus gây bệnh cơ thể lây truyền khi ho, hắt hơi

 

Các giai đoạn của bệnh tay chân miệng

   Dựa trên các dấu hiệu lâm sàng, bệnh có thể chia thành 4 giai đoạn nhận biết đặc trưng:

  • Giai đoạn 1: Giai đoạn ủ bệnh

   Các biểu hiện thường khó có thể nhận biết vì trẻ không có những biểu hiện cụ thể. Thời gian diễn ra trong vòng từ 3 đến 7 ngày.

  • Giai đoạn 2: Giai đoạn khởi phát

   Thời gian diễn ra từ 1 đến 2 ngày tiếp theo. Các biểu hiện của trẻ xuất hiện rõ và cụ thể hơn như sốt nhẹ, đau họng, biếng ăn, quấy khóc… Lưu ý, nếu trẻ sốt cao liên tục hoặc sốt kéo dài trên 2 ngày, rất có thể là dấu hiệu của biến chứng viêm não ở trẻ.

  • Giai đoạn 3: Giai đoạn toàn phát (giai đoạn nặng)

   Thời gian kéo dài trong 3 đến 10 ngày, kèm theo những triệu chứng cụ thể. Những biểu hiện thường thấy nhất ở trẻ bị tay chân miệng là lở loét miệng và phát ban dạng sẩn hồng ban phỏng nước.

- Lở loét miệng: Một hoặc hai ngày sau khi bắt đầu sốt, trẻ sẽ xuất hiện những nốt ban như những chấm đỏ nhỏ ở phía trong miệng, trên đầu lưỡi, hay vòm miệng. Các nốt ban nhanh chóng trở thành bóng nước (to 2-3mm) và loét ra. Điều này gây đau khi nuốt, chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và khiến trẻ biếng ăn.

   Phụ huynh cần chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ.

 

Triệu chứng lở loét miệng

Triệu chứng lở loét miệng

 

- Phát ban trên da: Xuất hiện những chấm tròn đỏ phẳng hoặc gồ trên mặt da tập trung chủ yếu  ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, và mông. Đặc điểm của các sang thương da này là thường không ngứa, không đau và đa số không để lại sẹo khi lành.

Các biến chứng về hô hấp, thần kinh, tim mạch thường xuất hiện trong quãng ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của giai đoạn này.

  • Giai đoạn 4: Giai đoạn lui bệnh

Thời gian cuối diễn ra thường vào ngày thứ 7 từ lúc khởi bệnh, trẻ sẽ dần khỏe mạnh và phục hồi nếu không có những biến chứng nguy hiểm.

   Lưu ý, trong một số trường hợp bệnh tay chân miệng khi có những diễn biến nặng hơn, sẽ đi kèm những triệu chứng cảnh báo như sốt cao không hạ, trẻ giật mình, kích thích quấy khóc liên tục, co giật, yếu chi, nôn ói liên tục, thở mệt… Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để tiến hành điều trị kịp thời.

 

 5 điều cần lưu ý giúp chăm sóc trẻ tốt hơn

   Chân tay miệng là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tuy nhiên, chúng có thể tự phục hồi trong thời gian từ 7 đến 10 ngày (trừ những trường hợp biến chứng nặng). Chế độ sinh hoạt trong thời gian mang bệnh cần tuân thủ theo chỉ định từ bác sĩ (có thể thực hiện ở nhà), điều này mang tới khả năng phục hồi tốt và hạn chế việc để lại di chứng. Cha mẹ cần lưu ý một số yêu cầu cơ bản như sau:

Cách ly

   Tay chân miệng là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan ở những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, nơi công cộng. Vì thế, ngay sau khi phát hiện trẻ mắc bệnh cần tiến hành cách ly trẻ bị bệnh với các trẻ khác và người lớn trong nhà. Không nên cho trẻ đến trường học trong khoảng thời gian từ 10 đến 14 ngày kể từ ngày phát bệnh, phụ huynh cũng cần thông báo rõ nguyên nhân tình trạng sức khỏe của trẻ để các trường học có biện pháp theo dõi và giám sát kịp thời.

Người lớn chăm sóc trẻ cũng cần sử dụng khẩu trang, rửa tay sát khuẩn thường xuyên để tránh trường hợp lây nhiễm cho những người xung quanh.

 

Phụ huynh chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn

Phụ huynh chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn

 

Dinh dưỡng

   Biếng ăn, chán ăn là tình trạng thường gặp ở trẻ khi mắc các bệnh tay chân miệng. Điều này gây ra do các vết loét trong miệng gây đau đớn và khó chịu cho trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên chuẩn bị cho trẻ những thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hoá để trẻ có thể ăn được nhiều hơn. Có thể cho trẻ ăn nhiều lần trong ngày và chú trọng đến thành phần dinh dưỡng trong các món ăn để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ phục vụ cho quá trình phục hồi. Hạn chế thức ăn quá nóng, hoặc chua cay vì có thể khiến trẻ càng đau miệng và họng hơn.

 

 Trẻ bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

Trẻ bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ

 

   Cuối cùng, cần bổ sung thêm lượng nước thích hợp, vì trẻ có nguy cơ mất nước do sốt và biếng ăn. Tuyệt đối không nên kiêng cử gay gắt, nên cho trẻ ăn lại bình thường ngay khi trẻ có dấu hiệu giảm bệnh.

Vệ sinh

   Việc giữ vệ sinh cẩn thận cho trẻ và cả người chăm sóc sẽ hạn chế tình trạng bệnh tay chân miệng lây lan ở diện rộng và giúp quá trình điều trị đạt kết quả nhanh chóng hơn.

   Đầu tiên, người bệnh cần được giữ vệ sinh sạch sẽ, không cần hạn chế tắm rửa khi bị bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, nên cho trẻ tắm trong phòng kín gió cùng xà phòng sát khuẩn. Thêm nữa, các vật dụng sử dụng cho trẻ như bình sữa, dụng cụ ăn uống, đồ dùng sinh hoạt, đồ chơi cần được sử dụng riêng biệt hoặc làm vệ sinh thường xuyên để khử khuẩn. Quần áo, tã lót cần được thay mới thường xuyên và cần được ngâm với các dung dịch sát khuẩn chuyên dụng.

   Bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm mạnh nhất ở tuần đầu tiên, nhưng virus gây bệnh có thể tồn tại trong phân đến vài tháng sau đó.  Vì vậy, nên xử lý các chất thải, phân đúng nơi và an toàn.

Dùng thuốc

   Do chưa có thuốc đặc trị nên không cho người bệnh tùy tiện dùng các loại thuốc nếu chưa có ý kiến chỉ định của bác sĩ. Một sai lầm rất hay thường gặp đối với các bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là tự ý dùng thuốc kháng sinh để điều trị cho trẻ. Trong khi nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng là virus, và thuốc kháng sinh không có tác dụng diệt được virus, chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn. Trên thực tế, dùng thuốc kháng sinh không mang lại tác dụng trong trường hợp này.

Nâng cao sức đề kháng cho trẻ

   Như đã trình bày, bệnh tay chân miệng là do virus gây ra và chưa có thuốc điều trị. Quá trình điều trị hướng theo giảm nhẹ các triệu chứng và đợi hàng rào miễn dịch của trẻ có thể tiêu diệt tác nhân gây bệnh qua đó đẩy lui tình trạng và từ từ phục hồi. Vì thế để có thể hỗ trợ trẻ nâng cao đề kháng, nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa để ăn ngon hấp thu dinh dưỡng tốt hơn giúp trẻ nhanh khỏe lại, các bậc phụ huynh có thể sử dụng thêm các biện pháp bổ trợ. Một trong những giải pháp phù hợp với mục tiêu trên nhất phải kể đến đó là sản phẩm BoniKiddy+ của Mỹ.

Thành phần của BoniKiddy+ gồm có:

  • Bột cúc tây là loại thảo dược đã được nghiên cứu và công nhận là có tác dụng tăng cường mạnh mẽ chức năng của đại thực bào phế nang, giúp tăng cường miễn dịch, phòng chống bệnh cảm lạnh, cảm cúm,...
  • Sữa non giúp cung cấp nhiều chất sinh trưởng và kháng thể tự nhiên, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài.
  • Sữa ong chúa giúp tăng cường miễn dịch và bổ sung nhiều loại acid amin, nguyên tố vi lượng, vitamin nhóm B, acid folic, protein,… giúp tăng cường hấp thu, kích thích tiêu hóa, kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.
  • Men bia: Trong 1g men bia có chứa 16 loại acid amin, 17 loại vitamin, 14 loại muối khoáng và có khoảng 20 tỷ tế bào sống Saccharomyces cerevisiae, không chỉ giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mà còn giúp trẻ nhỏ hấp thu tốt hơn và giảm tình trạng biếng ăn, chậm lớn.
  • 5 tỷ lợi khuẩn Lactobacillus Acidophilus và Streptococcus Thermophilus giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn có hại và phòng ngừa các bệnh đường tiêu hóa.

 

Sản phẩm BoniKiddy+

Sản phẩm BoniKiddy+

 

   BoniKiddy+ được sản xuất tại nhà máy J&E International Corp của Mỹ, thuộc tập đoàn Viva Nutraceuticals có uy tín hàng đầu thế giới, đạt chứng nhận GMP của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và Tổ chức y tế thế giới (WHO).

   BoniKiddy+ được sản xuất bởi hệ thống máy móc hiện đại bằng công nghệ siêu Nano, giúp đưa các thành phần về kích thước siêu nhỏ, tinh lọc hoạt chất, loại bỏ tạp chất, nhằm làm tăng hiệu quả khả năng hấp thụ lên tới tối đa. Sản phẩm đã được Bộ Y tế Việt Nam công nhận và cấp phép lưu hành, bạn có thể tìm mua tại các hiệu thuốc tây lớn trên toàn quốc.

   Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cùng với các lưu ý để có thể phòng chữa bệnh tay chân miệng ở trẻ hiệu quả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline 18001044 để được tư vấn chi tiết.

 

XEM THÊM:

 

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 17
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 4891
Tống số: 12305443