Gần đây dư luận đang xôn xao không biết tin tức bé gái 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 bây giờ ra sao. Tin mừng là đến ngày hôm nay, sức khỏe của bé gái 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 đã ổn định, kết quả đã âm tính với nCoV sau 2 lần xét nghiệm.
Sáng ngày 19/2, PGS.TS Trần Minh Điển- Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi TW cho biết, hiện sức khỏe cháu bé N.G.L- 3 tháng tuổi nhiễm COVID-19 đang điều trị tại Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em tiến triển tốt, trẻ tỉnh, không sốt, ho ít, không chảy mũi, không khó thở, trẻ bú tốt, đại tiểu tiện bình thường.
“Đến nay bé đã hai lần xét nghiệm đều cho kết quả âm tính. Mẹ bé cũng ổn định về sức khoẻ, xét nghiệm âm tính”- PGS.TS Trần Minh Điển nhấn mạnh.
Bệnh nhi 3 tháng tuổi là trường hợp lây nhiễm cộng đồng. Bệnh nhi lây từ bà ngoại (ca bệnh nhiễm Covid-19) do tiếp xúc gần. Lúc nhập viện, cháu bé có biểu hiện ho và chảy nước mũi, sốt nhẹ, có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới.
Ngày 9-2, bé đã được đưa vào điều trị tại khu vực cách ly đặc biệt tại Phòng khám Đa khoa khu vực Quang Hà, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc. Sau 1 ngày điều trị, bé đã cắt sốt nhưng vẫn còn hiện tượng chảy nước mũi.
Ngày 11-2, sau khi hội chẩn, các bác sĩ nhận thấy sức khỏe của bé ổn định nhưng lại là trường hợp trẻ nhỏ đầu tiên mắc bệnh Covid-19, rất có thể ca bệnh sẽ có diễn biến phức tạp cần sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc hiện đại. Vì vậy, bé N.G.L. và mẹ đã được chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương để cách ly và điều trị.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh nhi được điều trị theo đúng phác đồ hướng dẫn của Bộ Y tế và cách ly trong buồng áp lực âm. Mẹ cháu bé là trường hợp tiếp xúc gần với người bệnh nên cũng được cách ly, theo dõi 2 lần/ngày trong vòng 14 ngày. Kết quả 2 lần xét nghiệm Covid-19 của cả hai mẹ con đều cho âm tính.
Cũng theo Bộ Y tế, chiều 20-2, Phòng khám đa khoa khu vực Quang Hà (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) sẽ tổ chức công bố khỏi bệnh và cho xuất viện đối với 2/3 bệnh nhân được điều trị tại đây. Đây cũng là những bệnh nhân được điều trị thành công Covid-19 ở tuyến huyện.
Như vậy, tính đến thời điểm này trong tổng số 16 ca dương tính với Covid-19, Việt Nam đã điều trị khỏi 15 trường hợp (xét nghiệm 2 lần cho kết quả âm tính). Sức khoẻ bệnh nhân còn lại tiến triển tốt.
Kể từ ca nhiễm thứ 16 tại Vĩnh Phúc, đến nay đã 6 ngày trôi qua, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới nào. Trong đó, tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa đang chuẩn bị các thủ tục để công bố hết dịch.
Corona virus 2019 là gì?
Corona virus 2019 (2019-nCoV) là một loại virus đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ người sang người. Virus này được xác định trong một cuộc điều tra ổ dịch bắt nguồn từ khu chợ lớn chuyên bán hải sản và động vật ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. nCoV-19 là chủng virus mới chưa được xác định trước đó. Ngoài chủng coronavirus mới phát hiện này, đã có 6 chủng coronavirus khác được biết tới ngày nay có khả năng lây nhiễm ở người.
Những triệu chứng của COVID-19
Theo báo cáo ở bệnh nhân mắc 2019-nCoV từ nhẹ đến nặng bao gồm các triệu chứng: sốt, ho và khó thở. Các triệu chứng này có thể xuất hiện từ 2 đến 14 ngày sau khi tiếp xúc nguồn bệnh. Tới khi khởi phát, nCOV có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp tiến triển và tử vong, đặc biệt ở những người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.
Phòng ngừa dịch bệnh cho trẻ em
Các chuyên gia y tế cho hay trẻ em hiện nằm trong nhóm nguy cơ thấp mắc COVID-19, các triệu chứng cũng nhẹ hơn người lớn. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được đầy đủ vì sao tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 lại thấp hơn các nhóm khác do các dữ liệu liên quan đến đặc điểm môi trường, miễn dịch của trẻ, đặc điểm của virus vẫn đang được nghiên cứu.
Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, các chuyên gia của Bệnh viện Nhi TW đưa ra 8 khuyến cáo để các gia đình bảo vệ con em mình như sau:
- Đối với những trẻ có bệnh nền, cha mẹ cần giữ gìn vệ sinh cá nhân cho trẻ: rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước súc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh, vệ sinh môi trường và tiêm phòng đầy đủ.
- Cần hạn chế để trẻ tiếp xúc nơi đông người, hạn chế việc tiếp xúc trực tiếp với người có dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); Trong trường hợp phải đi đến các nơi tập trung đông người phải đeo khẩu trang y tế đúng cách, giữ khoảng cách khi tiếp xúc.
- Cần hướng dẫn trẻ cách che miệng và mũi khi trẻ ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
- Đảm bảo an toàn thực phẩm, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.
- Giữ ấm cơ thể cho trẻ, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý.
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc động vật nuôi như chó, mèo.
- Tăng cường thông khí trong nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác.
- Khi trẻ có các triệu chứng sốt, ho, khó thở... gia đình cần thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên. Đồng thời thông tin về các triệu chứng và lịch trình đã di chuyển trong thời gian gần đây để có biện pháp hỗ trợ đúng.
Ngoài những biện pháp phòng bệnh trên, các mẹ cũng nên cho bé sử dụng một số sản phẩm hỗ trợ tăng sức đề kháng tự nhiên trên thị trường để phòng ngừa lây nhiễm virus Covid-19 hiệu quả. Một trong những sản phẩm đáng tin cậy được nhiều mẹ dùng cho con là BoniKiddy của Mỹ và Canada
BoniKiddy – Giúp con yêu luôn khỏe mạnh
Đối với con yêu, sữa mẹ là điều thiêng liêng và quý giá nhất mẹ dành cho con, đặc biệt là sữa non. Sữa non còn được gọi là thức ăn đầu tiên của sự sống, xuất hiện vào cuối thời kỳ mang thai và lưu thông qua tuyến vú của người mẹ trong vòng 72 giờ đầu sau khi sinh con. Sữa non có chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cân đối, các kháng thể diệt vi khuẩn, vi rút độc hại và các chất điều hòa miễn dịch giúp cho cơ thể trẻ sơ sinh chống lại bệnh tật, và phát triển khỏe mạnh. Trong những thực phẩm để nuôi sống con người thì sữa non được ví như một thực phẩm vàng cho trẻ.
Sữa non của bò có thành phần rất toàn diện giống với sữa non của người đã được sử dụng rộng rãi ở các nước châu Âu, châu Mỹ, châu Á,... Sữa non của bò đặc biệt tốt với những bé không được bú mẹ, bé sau 6 tháng tuổi, bé hay bị ốm vặt, viêm đường hô hấp, cảm cúm.
BoniKiddy với thành phần chính là sữa non của bò cùng bột thảo dược hoa cúc tây sẽ giúp bé cải thiện được sức đề kháng, giảm tần suất ốm vặt, viêm đường hô hấp: viêm họng, viêm mũi, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi.. ở trẻ cũng như giúp trẻ nhanh khỏi ốm hơn.
Mời độc giả cùng tham khảo chia sẻ của các bà mẹ sử dụng BoniKiddy cho con mình nhé:
Chị Nguyễn Thị Mến, ở thôn Cổ Lũng, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, điện thoại: 0357.827.034 (mẹ bé Quỳnh Anh, tên ở nhà là Chíp, năm nay 3 tuổi).
“Không biết có phải tại lúc sinh con bị sặc nước ối hay không mà đường hô hấp yếu lắm, động tí là ốm, đi ra ngoài mà quên không quàng khăn cũng ốm, 1 tháng trung bình 1 lần, có khi còn 2 lần, đủ các dạng từ viêm mũi họng, viêm tiểu phế quản cho tới viêm phổi. Sau khi dùng BoniKiddy, Chíp có bị ho với sổ mũi một vài lần nhưng không cần uống thuốc mà tự khỏi. Thậm chí 2 tháng nay, con khỏe chẳng có dấu hiệu gì, đi học đều như cơm bữa không trốn buổi nào, chứ trước đây 1 tháng con phải nghỉ ít nhất chục ngày vì ốm.”
Chị Loan (ở căn hộ B026 chung cư 5 tầng Lô A khu dân cư Hưng Phú 1, P. Hưng Phú, quận Cái Răng, tp Cần Thơ) là mẹ của hai bé Nguyễn Dương Gia Hân (5 tuổi) và Nguyễn Dương Hữu Long (23 tháng).
“Bắt đầu từ lúc cai sữa xong là bé ốm liên miên, cứ dăm ba ngày lại ho, viêm. Nước mũi đặc quánh, vàng khè, không thì cũng sụt sịt suốt ngày, nửa tháng, một tháng lại tới “hỏi thăm” bác sỹ một lần, lần nào bác sỹ cũng “giã” cho cả một vốc thuốc, nào kháng sinh, chống viêm, long đờm…đủ cả. Đến mức chỉ cần con nhìn thấy bóng dáng áo trắng của bác sỹ là sợ xanh mắt mèo, khóc la oang oang, ôm chặt lấy mẹ rồi. Sau đó chị cho bé dùng BoniKiddy, được một tuần thì con chấm dứt hẳn những triệu chứng khò khè, ho và sổ mũi khiến chị rất lạc quan về sản phẩm BoniKiddy.”
Chị Hà Thu Huyền, mẹ bé Nguyễn Duy Dũng (tên ở nhà là bé Tép), 27 tháng ở thôn Hoa Vôi, TT Quốc Oai, Hà Nội.
“Lần nào Tép ốm cũng phải “giã” kháng sinh 5-7 ngày mới đỡ, nhất là đợt viêm phế quản phổi nằm viện nhi tiêm truyền kháng sinh nguyên 1 tuần, sau đó về nhà vẫn phải uống tới chục ngày nữa. Ngày nào cũng phải “đè” Tép ra rửa mũi, hút mũi. Có nhiều đêm chị phải ngủ ngồi vì đặt con nằm, tép không thở được, khò khè, quấy khóc suốt, thương con không biết làm thế nào chị đành bế lên cho con dễ thở, dễ ngủ vậy. Từ ngày dùng BoniKiddy cho tới giờ là được tròn nửa năm, Tép không biết ốm là gì, chỉ có thay đổi thời tiết thì đúng là có ho hắng vài tiếng.”
Qua bài viết chúng ta đã biết cách thêm nhiều thông tin hữu ích về virus corona. Hy vọng các bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức phòng bệnh hữu hiệu cho bản thân mình và những người xung quanh.
XEM THÊM:
- Làm sao để chủ động ngăn chặn cúm mùa tấn công trẻ?
- Những lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ với sức khỏe trẻ nhỏ