Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Bé 3 tuổi bị ong đốt tử vong khi đang trên đường đi học về

Thứ ba, 03-03-2020 14:07 PM

Ong đốt có thể gây đau, sưng viêm, thậm chí là bị nhiễm độc, tử vong nếu không được xử lý kịp thời, nhất là ở trẻ nhỏ. Một trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bé gái 3 tuổi tại Bắc Hà (Lào Cai) trên đường đi học về bị ong đốt phải nhập viện. Tuy nhiên cháu bé tử vong sau đó do tình trạng quá nguy kịch.

Thông tin về việc bé gái 3 tuổi bị ong đốt

     Trước đó, cháu Vừ Thị Mai D. (3 tuổi, ở xã Thải Giàng Phố, Bắc Hà) đang trên đường đi học về cùng bà, mẹ và anh trai thì bất ngờ bị bầy ong từ trên cây lao xuống tấn công.

     Vào thời điểm trên, mẹ bé D. cũng bị ong đốt khắp người. Trên người bé Dcó khoảng 30 nốt ong đốt, tập trung chủ yếu ở vùng đầu phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Mẹ, bà và anh trai cháu bé cũng bị đốt phải nhập viện.

     Theo ông Măng, ngay sau đó, cả gia đình cháu bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bắc Hà cấp cứu. Tuy nhiên, do bị nặng nên cháu D. được chuyển ra Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Lào Cai cấp cứu trong tình trạng nguy kịch phải sử dụng máy thở, truyền giải độc. 3 người còn lại do vết thương nhẹ hơn nên vẫn nằm ở tuyến huyện.

 

cháu bé 3 tuổi bị ong đốt tử vong

Bé gái 3 tuổi bị ong đốt dẫn đến tử vong.

 

     Ngay sau đó, cháu bé được điều trị và nằm tại Khoa hồi sức, cấp cứu của Bệnh viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, suy gan, suy thận…, sức khỏe ngày một diễn biến xấu. Do điều kiện trang thiết bị và nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu lọc máu – thận cho bệnh nhi dưới 8 tuổi, các y bác sỹ tại Bệnh viện sản Nhi Lào Cai ngay từ đầu đã vận động gia đình khẩn trương đưa cháu về tuyến trung ương để kịp thời điều trị, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

     Tuy nhiên, đến trưa hôm sau, dù có khá đông người nhà cháu bé có mặt tại viện, nhưng gia đình vẫn chưa đưa ra được quyết định do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn. Do bị đốt quá nhiều nốt, sức khỏe diễn biến xấu cháu bé đã tử vong khi chưa được đưa xuống Hà Nội.

     “Khi cháu bé và gia đình đi qua, ong vò vẽ và ong đất đang đánh nhau nên dẫn đến cả gia đình cháu bé bị ong đốt. Vết thương quá nặng nên cháu bé đã tử vong chiều 13/10. Hiện gia đình đã tổ chức mai táng cho cháu bé. Sáng nay, chúng tôi cũng lên thăm hỏi, chia buồn cùng gia đình”, ông Măng nói.

     Ngoài ra, ông Măng cũng cho biết thêm, hoàn cảnh gia đình cháu bé rất khó khăn. Gia đình thuộc diện nghèo của xã. Ở địa phương kinh tế gia đình chủ yếu làm nông nghiệp. Nhà cháu bé có 2 anh em, cháu bé là con út trong gia đình.

Những nguy cơ có thể gặp khi bị ong đốt

 

nguy cơ khi bị ong đốt

Bị ong đốt là một trong những tai nạn thường thấy trong cuộc sống

 

    Bị ong đốt là một tai nạn không phải hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày, phổ biến nhất trong những tháng hè quanh năm. Đây là một tai nạn cần cấp cứu nhanh vì nọc độc của ong có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bị đốt. Trong tự nhiên có nhiều loại ong khác nhau, trong đó những loại có khả năng cao đốt người ở nước ta là ong vò vẽ, ong mật, ong bắp cày, ong vàng, ... Nọc độc của từng loài có khả năng gây độc khác nhau, tuy nhiên không nhiều các trường hợp nạn nhân có thể xác định chính xác tên loài ong đã tấn công. Dựa vào hình thái bên ngoài có thể phân biệt được một vài loài ong khác nhau như ong vò vẽ có thân dài với nhiều vạch vàng, thói quen làm tổ trên cao ở thân cây lớn hoặc mái nhà. Bên cạnh khả năng đe dọa tính mạng, người bị ong đốt còn phải đối diện với nhiều nguy cơ khác như sốc phản vệ, suy thận cấp, suy hô hấp, tan máu, tiêu hủy cơ vân,...

     Sau khi bị đốt, vết thương tại chỗ thường sưng đỏ, đau và có cảm giác ngứa. Để trả lời được thắc mắc bị ong đốt sưng bao lâu của nhiều người, bác sĩ cần dựa vào tên loài ong, đặc điểm lâm sàng và thể trạng chung của người bị đốt. Trong nhiều trường hợp, vết đốt có thể sưng từ vài ngày đến vài tuần. Ở những tình huống có biến chứng nặng nề hơn do bị đốt nhiều vị trí ở vùng đầu, mặt, cổ, người bị đốt còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, thở rít do chít hẹp thanh môn, suy hô hấp, mạch nhanh, huyết áp tụt, hôn mê, là những dấu hiệu của hiện tượng sốc phản vệ. Các triệu chứng khác như tiểu màu đỏ hoặc nâu là dấu hiệu cho thấy có tình trạng tổn thương thận cấp.

Xử trí khi bị ong đốt

     Tất cả các các loại ong nói chung, khi đốt vào cơ thể người để có khả năng gây phản vệ, sốc phản vệ. Ong đốt được chia thành 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn đầu:  Trong vòng 24 giờ sau khi bị ong đốt bệnh nhân sẽ bị phù nề, nổi mề đay, ngứa, đỏ da toàn thân.

  • Giai đoạn sốc phản vệ: Khi bệnh nhân có các triệu chứng đau đầu chóng mặt thì có nhiều khả năng đã bị sốc phản vệ. Với những trường hợp đã bị sốc phản vệ thì nguy cơ tử vong sẽ rất cao, nếu trong vòng từ 15 đến 20 phút không được xử lý và điều trị kịp thời.

     Do đó khi bị ong đốt cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám và xử trí.

     Việc xử lý tình trạng bị ong đốt phụ thuộc rất nhiều vào vết ong đốt. Đối với ong vò vẽ, những trường hợp bị đốt dưới 10 vết trong 24 giờ đầu không xảy ra tình trạng phản vệ  hay sốc phản vệ thì bệnh nhân an toàn. 

     Với những trường hợp bị đốt trên 10 vết thì khả năng xảy ra tổn thương đa cơ quan rất lớn (chiếm tỉ lệ 86%). Với những trường hợp này thì cần đưa bệnh nhân đến ngay các cơ sở y tế có khả năng lọc thận, lọc máu tốt để bảo toàn tính mạng cho người bệnh.

 

xử lý khi bị ong đốt

Chườm đá vào vết ong đốt để giảm sưng và giảm đau

     

Trẻ nhỏ bị ong đốt các bậc cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi khu vực có ong. Đặt người nằm yên tại chỗ, tránh cử động nhiều để hạn chế nọc độc lan truyền nhanh trong cơ thể.

  • Dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra. Tuyệt đối không dùng tay nặn ép lấy ngòi vì có thể khiến nọc độc lan ra và thấm sâu hơn vào cơ thể.

  • Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và sưng. Uống nhiều nước để đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể.

  • Đưa người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu và điều trị kịp thời. 

     Bác sĩ khuyến cáo: Khi bị ong đốt (trừ những loại ong không độc) cha mẹ cần lưu ý đếm vết đốt của bé cũng như xem tình hình của bé có bị sốc phản vệ hay không trong vòng 24 giờ. Trường hợp nhẹ có thể chăm sóc bé tại nhà, nếu bé bị đau có thể cho bé dùng thuốc giảm đau. Trường hợp nặng hãy đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám cụ thể.
    Tình trạng bị ong đốt rất hay xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Tùy mức độ nặng nhẹ khác nhau và tùy vào loại ong đốt mà có cách xử trí khác nhau. Qua bài viết này quý bạn đọc chắc hẳn đã nắm được các cách sơ cứu ban đầu khi bị ong đốt. Hy vọng các thông tin trong bài viết hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 189
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 5063
Tống số: 12305615