Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Ăn thịt cóc nướng, bé trai 8 tuổi ngộ độc nặng rồi tử vong

Thứ năm, 05-03-2020 11:39 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Ngộ độc thực phẩm là bệnh mắc phải sau khi ăn những thức ăn do nhiễm một trong những tác nhân sau đây: do vi sinh vật, hóa chất, hoặc các vật lạ trong thức ăn. Trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngừng thở, hôn mê.

Ai cũng biết cóc và những món ăn từ cóc nếu chế biến không đúng cách sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây độc cho cơ thể nghiêm trọng. Thật đáng đau lòng khi xảy ra một vụ việc rất nghiêm trọng tại tỉnh Gia Lai về ăn thịt cóc. Có 2 em nhỏ tự ý bắt và làm thịt cóc ăn sau đó cả 2 bị ngộ độc, 1 em đã tử vong.

Bé trai 8 tuổi tử vong sau khi ăn thịt cóc nướng

  Theo thông tin ban đầu, 2 bé Đinh  Chang (8 tuổi) và Đinh Đang (8 tuổi, cùng trú xã Nam Yang, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) bắt được một con cóc và  tự làm thịt nướng ăn tại rẫy nhà Đinh Đang.  Khi làm thịt cóc, các em đã cắt đầu, lột da và bỏ nội tạng sau đó nướng thịt và trứng rồi chia nhau ăn.

   Sau khi ăn cả hai em có triệu chứng nôn mửa, đau đầu, chóng mặt. Gia đình đã đưa các em đến Trung tâm Y tế huyện Kông Chro.  Em Chang đã tử vong ngay sau đó. Em Đang được chuyển lên Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai để tiếp tục điều trị. Đến thời điểm hiện tại sức khoẻ của em Đang đã ổn định và đã được cho xuất viện.

 

Bé 8 tuổi tử vong vì ngộ độc thịt cóc

 

Sau thời gian điều trị ngộ độc do ăn thịt cóc tại bệnh viện, em Đang đã bình phục

BS. Mai Linh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai, cho biết thêm, bệnh viện đã tiếp nhận rất nhiều ca ngộ độc do ăn thịt cóc, sau quá trình điều trị tích cực các bệnh nhân đều ổn định sức khỏe.

   Các bác sĩ cũng khuyến cáo, người dân không nên ăn mật cóc để trị bệnh. Người dân chỉ nên sử dụng những sản phẩm của cóc đã qua chế biến dưới dạng thực phẩm, thuốc đã được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành

 Còn về triệu chứng biểu hiện của của ngộ độc, TS. Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế  cho biết,  triệu chứng ngộ độc có thể xuất hiện 1-2 giờ sau khi ăn (có thể sớm hơn nếu uống rượu, bia) với các biểu hiện như bị chướng bụng, đau bụng trên rốn, nôn mửa, tiêu chảy, hồi hộp, tim đập nhanh. Nạn nhân có thể rơi vào tình trạng trụy tim mạch, rối loạn cảm giác, chóng mặt, ảo giác, vã mồ hôi lạnh, khó thở, ngừng thở, ngừng tim; bí đái, thiểu niệu, vô niệu và nặng dẫn đến suy thận cấp, tử vong.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Ăn uống không đúng giờ lại không giữ vệ sinh, khiến trẻ dễ bị đau bụng do ngộ độc thực phẩm.

 

dấu hiệu nhận biết ngộ độc ở trẻ

Trẻ nhỏ dễ bị ngộ độc thức ăn nếu ăn uống không đảm bảo vệ sinh

 

Theo BSCKI Trần Quốc Long, ngộ độc thức ăn ở trẻ nhỏ thường xảy ra sau khi trẻ ăn hoặc uống một thứ gì đó, có thể trong vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày. Trẻ có những biểu hiện như: đau bụng đột ngột, buồn nôn hay nôn, có thể nôn ra thức ăn hay toàn nước, đi  ngoài  nhiều lần, phân lỏng, có thể lẫn máu.

   Ngoài các dấu hiệu ở đường tiêu hóa, khi bị ngộ độc thức ăn,  trẻ nhỏ có thể có sốt cao, trẻ lớn hơn thường không sốt hoặc sốt nhẹ hơn. Theo BS Long, nếu trẻ nôn và đi cầu nhiều lần, trẻ sẽ bị mất nước và điện giải, nặng có thể dẫn đến trụy tim mạch.

   Nên cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ cần chú ý dấu  hiệu mất nước, thường là trẻ khát nước, khô miệng, khô môi, mắt trũng, mạch nhanh có thể bé bị co giật, nước tiểu ít và sẫm màu. Trong trường hợp ngộ độc nặng, nếu xử trí không kịp thời có thể dẫn đến tử vong  ở trẻ.

Cách xử trí ngộ độc thực phẩm

    Khi xác định trẻ bị ngộ độc thức ăn, người lớn cần nhanh chóng làm cho chất độc lẫn trong thức ăn đào thải ra ngoài càng nhiều càng tốt. Theo BS Long, người lớn có thể dùng ngón tay ngoáy vào vòm họng ở gốc lưỡi, kích thích để bé nôn ra thức ăn. Nếu trẻ đang nằm thì cho bé nghiêng đầu qua một bên để tránh hít sặc lúc bé nôn, tránh nước và thức ăn bị sặc vào phổi.

    Khi bị ngộ độc thực phẩm không  nên cho bé uống thuốc cầm tiêu chảy.  Nên cho bé uống oresol bù nước và chất điện giải đã mất vì nôn hoặc đi ngoài. Cần pha oresol đúng cách cho trẻ uống. Nếu trẻ uống oresol không đúng oresol có thể nguy hiểm tới sức khỏe của bé.

    Trong thời gian này, cha mẹ không nên sốt ruột ép bé ăn, mà cho bé ăn từng chút một thức ăn lỏng như nước cháo, súp. Trẻ lớn hơn có thể  cho ăn cháo, súp hay cơm nhão để giúp mau hồi phục các men tiêu hóa.

    Nếu đã chăm sóc bé như những hướng dẫn kể trên mà tình trạng không cải thiện, bé bị nôn nhiều, không thể uống được hoặc bỏ bú, mệt nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả màu xanh; trẻ bị sốt cao, đi cầu phân có máu, khát nước, đau bụng, hoặc bệnh kéo dài trên 2 ngày thì cần cho bé nhập viện để điều trị.

Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ em 

 

phòng tránh ngộ độc ở trẻ

Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn

    Hiện nay, tình trạng thực phẩm bẩn, chứa nhiều hóa chất độc hại đang diễn tiến hết sức phức tạp. Với những gia đình có con nhỏ, cha mẹ cần hết sức cẩn thận trong khâu chọn lựa, chế biến thực phẩm để bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ ngộ độc:

  • Chọn mua những thực phẩm tươi sống, không bị ôi thiu, không hết hạn sử dụng, có xuất xứ rõ ràng.

  • Không dùng những thức ăn có chứa độc tố như thịt cá nóc, khoai tây mọc mầm, thực phẩm bị lên nấm mốc, các loại nấm lạ… và những thực phẩm nhiễm chất độc hóa học.

  • Bảo quản những thức ăn chưa chế biến và đã chế biến trong tủ lạnh ở nhiệt độ phù hợp.

  • Không nên để thức ăn đã nấu chín ở nhiệt độ thường quá hai giờ, đặc biệt vào mùa hè, khi tiết trời nắng nóng thì không nên để ở bên ngoài quá một giờ.

  • Làm chín thức ăn đúng cách, ở nhiệt độ phù hợp. Nấu chín thức ăn, đun sôi nước trước khi sử dụng. Rửa các loại trái cây tươi trực tiếp dưới vòi nước đang chảy.

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi tiếp xúc với thực phẩm, trong quá trình chế biến và sau khi chế biến món ăn để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn qua đường ăn uống.

  • Dụng cụ chế biến thức ăn cũng phải sạch sẽ, rửa lại bằng xà phòng và nên rửa với nước ấm.

  • Khi đi ăn ngoài, nên chọn ăn ở những nơi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tránh những quán ăn bụi bẩn, ẩm thấp…

  • Thực hiện quy tắc ăn chín uống sôi.

  • Nhắc nhở trẻ rửa tay thật sạch bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi chơi bên ngoài. Nếu con có thói quen rửa tay vội vàng, bạn cần kiểm tra lại sau khi bé rửa xong. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị những sản phẩm xà phòng, nước rửa tay sạch khuẩn có thành phần Ion Bạc để đảm bảo loại bỏ sạch các vi khuẩn có thể bám trên bàn tay của bé.

   Qua bài viết trên, mong rằng các cha mẹ nắm được phương pháp và xử lý kịp thời khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm để không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé. Đồng thời các bậc phụ huynh cũng nên nâng cao cảnh giác, chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ở trẻ. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 31
Hôm qua: 11140
Trong tháng: 9036
Tống số: 12315403