Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Phát hiện mới: Biến đổi gen muỗi để chống sốt xuất huyết

Thứ ba, 25-02-2020 14:49 PM

 

 Mỗi năm trên thế giới có khoảng 30 triệu người mắc sốt xuất huyết. Căn bệnh này thậm chí có thể gây tử vong nếu điều trị không đúng cách. Hơn 50% dân số thế giới có nguy cơ mắc sốt xuất huyết và căn bệnh này gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu khoảng 27,5 tỷ USD mỗi năm.

 

Theo thông báo của CSIRO, tổ chức này cùng với nhà khoa học Omar Akbari (đến từ Đại học California San Diego, Mỹ) lần đầu tiên tạo ra loài muỗi có khả năng ngăn ngừa cả 4 chủng virus gây sốt xuất huyết.

 

    Các nhà khoa học đã sử dụng những tiến bộ gần đây trong công nghệ chỉnh sửa gen để chỉnh sửa thành công về mặt di truyền học trên giống muỗi Aedes aegypti, bằng cách giảm khả năng mang và truyền nhiễm virus gây sốt xuất huyết của loài muỗi này.

 

  "Một khi muỗi hút máu, kháng thể được kích hoạt. Kháng thể này có thể cản trở sự nhân lên của virus và ngăn chặn sự lây lan của nó trong các cá thể muỗi, sau đó ngăn chặn sự lây truyền sang người. Đó là một cách tiếp cận hoàn toàn mới”, nhà nghiên cứu Omar Akbari cho biết.

 

bệnh sốt xuất huyết

 

    Nhà nghiên cứu cao cấp tại CSIRO Prasad Paradkar cho biết sốt xuất huyết thường lây lan thành đại dịch tại các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên toàn thế giới, với các đợt bùng phát dịch gần đây xảy ra tại Bangladesh, Pakistan, Sri Lanka và Philippines. Ông Akbari nhấn mạnh đột phá nói trên mở đường cho nghiên cứu kiểm soát các chủng virus khác lây truyền từ muỗi.

 

“Sự phát triển này trong tương lai gần có thể có các phương pháp di truyền khả thi để kiểm soát virus sốt xuất huyết, điều này có thể hạn chế tử vong của con người", Akbari nhấn mạnh.

 

   Bệnh sốt xuất huyết được phát hiện vào những năm 50 của thế kỷ trước, đã liên tục lan rộng ra các quốc gia trên thế giới, hiện đang lưu hành trên 100 quốc gia thuộc chủ yếu tại các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương.

 

    Tại khu vực Đông Nam Á, có tới 7 trong số 10 nước của khu vực bị sốt xuất huyết nặng nề, là nguyên nhân hàng đầu của các trường hợp nhập viện và tử vong ở trẻ em; tỷ lệ mắc SXH trong khu vực tăng lên đáng kể trong vòng 17 năm qua và từ năm 1980 trở lại đây số mắc SXH đã tăng lên gần gấp 5 lần so với 30 năm về trước.

 

   Tại Việt Nam, bệnh sốt xuất huyết xuất hiện từ năm 1959 đến nay, bệnh lưu hành tại hầu hết các tỉnh, thành phố, có nguy cơ tăng cao vào các tháng mùa mưa, bệnh ghi nhận chủ yếu ở các tỉnh, thành phố khu vực miền Nam và có tính chất chu kỳ, bùng phát 4-5 năm/ lần.

 

Sốt xuất huyết là gì?

   Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Bệnh sốt xuất huyết đôi khi có thể gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.

 

    Bệnh sốt xuất huyết dạng nhẹ sẽ gây sốt cao, phát ban, đau cơ và khớp. Bệnh sốt xuất huyết dạng nặng có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.

 

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

   Sốt xuất huyết do một loại virus có thể lây lan qua muỗi cắn. Có bốn loại virus sốt xuất huyết, được gọi là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Loài muỗi truyền bệnh có tên là Aedes aegypti hoặc muỗi Aedes albopictus, chúng có thể đưa virus gây bệnh vào máu của bệnh nhân bằng cách chích người bệnh.

 

   Muỗi Aedes aegypti hoạt động ban ngày, đặc biệt chỉ có muỗi cái mới có thể chích người và truyền bệnh. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.

 

   Một khi bạn đã phục hồi, cơ thể bạn sẽ miễn dịch chống lại bệnh, tuy nhiên bạn chỉ có thể kháng lại loại virus đã gây ra bệnh thôi. Trong khi đó lại có 4 chủng virus khác nhau, có nghĩa là bạn vẫn có khả năng bị nhiễm lại bởi loại khác. Thường thì khi bị sốt xuất huyết từ lần thứ 2 trở đi, mức độ bệnh sẽ nặng hơn rất nhiều. Do vậy ngay khi xác định các dấu hiệu của nhiễm bệnh, bạn cần đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và chữa trị kịp thời.

 

Triệu chứng của bệnh

Có ba loại bệnh sốt xuất huyết: Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ), sốt xuất huyết chảy máu và sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue).

Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

 

triệu chứng sốt xuất huyết

 

Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại sốt xuất huyết này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:

 

  • Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;

  • Nhức đầu nghiêm trọng;

  • Đau phía sau mắt;

  • Đau khớp và cơ;

  • Buồn nôn và ói mửa;

  • Phát ban.

 

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

 

Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

 

Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

   Thể bệnh này là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

 

   Sốt xuất huyết dengue thường xảy ra trong lần nhiễm bệnh sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

 

Phương pháp điều trị

    Không có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt xuất huyết, hầu hết bệnh sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần. Điều quan trọng là bác sĩ sẽ điều trị để tránh những biến chứng nặng xảy ra cho bạn. Hầu hết các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi tại giường, uống nhiều nước. Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt cho bạn như paracetamol (Tylenol, Panadol).

 

   Bạn nên tránh các thuốc giảm đau có khả năng làm tăng biến chứng chảy máu chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen sodium.

 

    Đối với những trường hợp nặng hơn, bệnh sốt xuất huyết có thể gây sốc hoặc chảy máu, lúc này bạn cần phải đến bệnh viện cấp cứu ngay lập tức.

 

Biện pháp phòng ngừa

 

phòng ngừa sốt xuất huyết

     

    Đối với các thể bệnh nhẹ, bạn có thể điều trị sốt xuất huyết tại nhà mà không cần nhập viện. Hãy nhớ uống nước đầy đủ và sử dụng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

   Ngoài ra để phòng bệnh, khi đi đến một số nước có dịch sốt xuất huyết, bạn cần phải có sự chuẩn bị. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp bạn:

  • Nên ở phòng máy lạnh hoặc phòng sạch sẽ để tránh muỗi vào;

  • Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối, vì khi đó có nhiều muỗi bên ngoài;

  • Mặc quần áo phủ kín. Khi bạn đi vào khu vực muỗi mang mầm bệnh, bạn nên mặc một chiếc áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày;

  • Bạn cũng nên thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.

 

  Các loại muỗi mang virus sốt xuất huyết thường sống trong và xung quanh nhà.Chúng thường sống trong các vũng nước đọng như thùng phuy hoặc gần hồ cá. Hãy làm sạch hồ cá thường xuyên cũng như dọn dẹp các vũng nước đọng để không tạo điều kiện cho muỗi phát triển.

 

   Bạn cũng cần đậy kín các dụng cụ chứa nước, hạn chế hoặc vứt bỏ các vật dụng có thể chứa nước mưa (ví dụ như lốp xe cũ, chén bát, thau chậu cũ…). Bạn cũng có thể dùng các loại sinh vật trong nước tiêu diệt trứng của muỗi. Khi có dịch thì đôi khi bạn phải nhờ đến chính quyền địa phương để phun thuốc diệt muỗi trên diện rộng.

 

   Sốt xuất huyết là bệnh nguy hiểm, bất cứ ai trong chúng ta cũng có thể mắc bệnh. Mỗi lần dịch bùng phát, rất nhiều người tử vong và hao tốn rất nhiều chi phí y tế. Mỗi người chúng ta hãy cố gắng có ý thức phòng ngừa bệnh. Bạn nên nhớ rằng không có muỗi thì không có sốt xuất huyết. Mọi người hãy tự giác làm vệ sinh nơi mình sinh sống, dọn ao nước đọng hoặc những nơi lăng quăng có thể phát triển, luôn luôn ngủ trong màn kể cả ban ngày tại nơi có dịch.

 

Hy vọng qua bài viết này, các bạn có thể có những thông tin hữu ích về bệnh sốt xuất huyết cũng như cách phòng ngừa và điều trị bệnh hiệu quả.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 25
Hôm qua: 12972
Trong tháng: 4873
Tống số: 12305425