Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Nghiện mạng xã hội làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tâm thần ở trẻ

Thứ sáu, 28-02-2020 16:26 PM

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người có thêm một phương thức để thu nhận thông tin. Việc phổ biến các mạng xã hội như facebook, twitter, instagram, zalo… giúp cho những thành viên trong cộng đồng dễ dàng nắm bắt các thông tin mới từ bạn bè hay xã hội. Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích là những tác hại đến sức khỏe nói chung và sức khỏe tâm thần nói riêng.

 

    Nghiên cứu ghi nhận, việc sử dụng mạng xã hội sẽ  giảm chất lượng giấc ngủ và tập thể dục của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng có thể phải tiếp xúc với nội dung có hại, đặc biệt là việc bắt nạt qua mạng.  Theo khảo sát, trẻ em gái bị tác động tiêu cực nhiều hơn trẻ em trai.

 

mạng xã hội ảnh hưởng đến trẻ

 

     Trong giai đoạn 2013-2015, mỗi năm một lần, nhóm nghiên cứu do Giáo sư Russell Viner tại Đại học Luân Đôn dẫn đầu đã  phỏng vấn gần 10.000 trẻ trong độ tuổi 13-16. Ngoài ra, bản thân các em cũng báo cáo mức độ thường xuyên kiểm tra hoặc sử dụng các trang mạng xã hội và ứng dụng, bao gồm Facebook, Instagram, WhatsApp, Snapchat và Twitter. Trong đó, sử dụng mạng xã hội từ 3 lần trở lên mỗi ngày được coi là “rất thường xuyên”. Trong hai năm cuối nghiên cứu, các em được yêu cầu hoàn thành bài trắc nghiệm đánh giá mức độ bị bắt nạt trên mạng, giấc ngủ và hoạt động thể chất, qua đó xác định mức độ tổn thương tâm lý cũng như mức độ hạnh phúc, lo âu và sự hài lòng đối với cuộc sống.

 

   Qua phân tích, nhóm nghiên cứu nhận thấy việc "rất thường xuyên sử dụng mạng xã hội" đều làm tăng mức độ tổn thương tâm lý ở cả hai giới. Nhưng ảnh hưởng này đặc biệt thấy rõ ở các em gái, khi mà việc kiểm tra mạng xã hội càng nhiều thì mức độ tổn thương tâm lý càng lớn.

 

    Theo đó, những em gái thường xuyên sử dụng mạng xã hội trong năm 2013 và 2014 đều giảm mức độ hài lòng với cuộc sống và tăng mức độ lo lắng trong năm 2015. Đáng nói, gần như tất cả những ảnh hưởng từ việc sử dụng mạng xã hội của các em đều là do bị bạn bè bắt nạt trên mạng, ngủ kém và ít hoạt động thể chất, với tỷ lệ tổn thương tâm lý là 60%. Ngược lại, 3 yếu tố này chỉ chiếm 12% trong mối liên quan giữa mạng xã hội và sức khỏe tâm thần của các em trai. Các chuyên gia còn phát hiện bắt nạt trên mạng là yếu tố có sức tàn phá mạnh nhất đối với trẻ gái. Cụ thể, so với trẻ trai, trẻ gái dễ bị trầm cảm và lo lắng hơn bất kể thời gian sử dụng thiết bị di động là bao lâu. Các em cũng thường bị bắt nạt trên mạng hơn các bạn nam.

 

   Theo nhóm nghiên cứu, kết quả trên cũng chỉ ra rằng bản thân mạng xã hội không có hại, mà chính việc sử dụng nó thường xuyên có thể làm gián đoạn những hoạt động có lợi cho sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như ngủ nghỉ và vận động thể chất, đồng thời khiến bạn trẻ tiếp xúc nhiều hơn với những nội dung xấu như bị bạn bè ăn hiếp trên mạng.

 

   Một khảo sát được tiến hành đối với gần 12.000 người trong năm nay cho thấy hơn 1/3 thanh thiếu niên tại Anh dành ít nhất 3 giờ đồng hồ/ngày để lướt mạng xã hội, phần lớn các trường hợp đều có xu hướng ngủ muộn. Được biết, gần 50% chứng bệnh tâm thần đều bắt đầu ở độ tuổi 14, do đó, tuổi thanh thiếu niên được xem là giai đoạn quyết định đối với việc thúc đẩy sức khỏe tâm thần.

 

trẻ em xem điện thoại lúc ngủ

 

   Trước thực trạng trên, Jill Emanuele, Giám đốc Trung tâm rối loạn cảm xúc (ở New York, Mỹ), đưa ra một số lời khuyên. Bà cho rằng bất cứ hoạt động nào, bao gồm sử dụng mạng xã hội, chỉ nên ở mức vừa phải. Ngoài ra, các em phải tắt thiết bị có màn hình trước khi đi ngủ. Trong khi đó, các bậc phụ huynh cũng nên tìm cách củng cố những thói quen lành mạnh cho con mình, như ngủ và tập thể dục đầy đủ. 

 

  Theo đồng tác giả nghiên cứu Dasha Nicholls, nếu các bạn trẻ ngủ đầy đủ, không mất liên lạc với bạn bè trong đời thực và nhận thức hoạt động thể chất quan trọng đối với sức khỏe tinh thần và thể chất, thì không phải lo lắng về ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội. Lâu nay, Hiệp hội giấc ngủ quốc gia Mỹ khuyến cáo thanh thiếu niên cần ngủ 8-10 giờ/đêm để các chức năng của cơ thể hoạt động tốt nhất.

 

Một số ảnh hưởng tiêu cực khác của mạng xã hội

Giảm tương tác giữa mọi người

    Bạn quá chú ý đến các thiết bị điện tử và dành ít thời gian, sự quan tâm đối với những người hiện diện trong cuộc sống thực của mình. Điều này làm họ rất bực bội. Cuối cùng những người xung quanh thậm chí sẽ không muốn đi chơi với bạn nữa.

 

Tăng cảm giác muốn gây sự chú ý

   Đăng những trạng thái mơ hồ, khó hiểu trên Facebook để thu hút sự chú ý của người khác đang trở thành một thói quen gây khó chịu của những người sử dụng mạng xã hội. Cuộc chiến cạnh tranh lượt like và thông báo sẽ không có hồi kết.

 

Xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống

   Thật dễ dàng để có thể tóm tắt những gì đang xảy ra trên mạng xã hội, mọi người sẽ dần xao nhãng những mục tiêu thực của cuộc sống. Thay vì cố gắng để hiện thực hóa ước mơ bằng cách trở thành một người thực sự tài năng, giỏi giang thì giới trẻ có xu hướng phấn đấu trở thành ngôi sao trên Internet.  

 

Chuyện tình cảm dễ bị tan vỡ

   Đối với các cặp đôi thường xuyên sử dụng mạng xã hội để liên lạc với đối phương thì thường dễ xảy ra nhiều vấn đề. Nguyên nhân là vì các tin nhắn rất khó để chuyển tải đúng đắn nội dung mà người gửi muốn nói, dễ gây ra hiểu nhầm và cãi vã.

 

  Mạng xã hội xuất hiện dẫn đến tình trạng cãi nhau hay thậm chí là chia tay qua tin nhắn. Điều này có thể gây nên tổn thương to lớn cho người bị động vì họ có thể phải đối mặt với sự căng thẳng khi thấy chữ “đã xem” nhưng không trả lời.

 

Sử dụng mạng xã hội ảnh hưởng đến quá trình sáng tạo

   Lướt các trang mạng xã hội sẽ làm tê liệt tâm trí của con người, tương tự như xem truyền hình một cách vô thức. Nếu bạn đã lên kế hoạch làm việc hôm nay thì hãy tắt những ứng dụng mạng xã hội.

 

Thường so sánh bạn với những người khác trên mạng sẽ làm bạn đau khổ

   Với sự giúp sức của công nghệ, hình ảnh cũng như hành động hiển thị trên Facebook có thể khác xa với cuộc sống đời thực của người đó. Sau một thời gian, có thể bạn sẽ nghĩ rằng những người quen trên Facebook đẹp và tốt hơn bạn, điều này tạo ra một khoảng cách xã hội. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng tất cả mọi người trên mạng xã hội cũng chỉ là con người như bạn.

 

Thiếu sự riêng tư

   Các trang mạng xã hội vẫn đang âm thầm lưu lại (và bán) thông tin cá nhân của bạn. Cả cơ quan tình báo Mỹ cũng đang dính vào vụ lùm xùm liên quan đến việc cho phép chính phủ truy cập vào những dữ liệu cá nhân bao gồm email, các cuộc gọi Skype… Điều này rõ ràng cho thấy rằng sự bảo mật và riêng tư trên Internet đang bị xâm hại.

 

Tốn quá nhiều thời gian

 

tốn thời gian vào mạng xã hội

 

   Điều này đặc biệt đúng với những ai sử dụng điện thoại thông minh hoặc laptop thường xuyên. Thật khó để kiềm chế việc mở Facebook, Youtube,… mỗi khi chúng ta có internet trong ngày. Dù bạn cảm thấy mình chỉ dành rất ít thời gian cho mạng xã hội mỗi lần song hãy thử nhớ lại xem mình đã làm những cái “ít thời gian” đó nhiều đến mức nào trong một ngày. Hẳn bạn sẽ nhận ra rằng khoảng thời gian eo hẹp mà mình có mỗi ngày vốn để thư giãn, nghỉ ngơi, giải trí, làm việc giờ đây chỉ dành cho mạng xã hội. Điều này sẽ ảnh hưởng gián tiếp một cách không nhỏ tới tâm tư, tính cách và thậm chí là chất lượng công việc, chất lượng cuộc sống hằng ngày của bạn. Từ lúc nào đó, bạn đã đối mặt với nguy cơ trở thành một người “nghiện” mạng xã hội mà không hề hay biết.

 

Nguy cơ tiếp xúc với các thông tin không chính xác, không lành mạnh

     Là một kênh để thu nhận thông tin, tuy nhiên các thông tin trên mạng xã hội đều không được kiểm chứng, dẫn đến có nhiều thông tin không chính xác, sai lệch nội dung hoặc những thông tin “đùa”, “câu like”, “giật tít” làm cho người dùng thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, hồi hộp, lo lắng… Điều này dẫn đến những rối loạn bệnh lý như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn stress… Một số người trẻ tuổi (dưới 26 tuổi) là độ tuổi chưa định hình phát triển vỏ não, phát triển nhân cách khi sử dụng mạng xã hội sẽ dẫn tới những rối loạn nhân cách kiểu hoang tưởng, tự đề cao bản thân, chống đối xã hội, tính vị kỷ, ích kỷ, một số có các hành vi kích động và gây hấn.

 

   Mong rằng qua bài viết trên, các bạn sẽ có cách nhìn và sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

 

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 224
Hôm qua: 7727
Trong tháng: 7897
Tống số: 12314264