Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Giáo dục sức khỏe sinh sản: Những điều cần biết về “Dậy thì”

Thứ tư, 12-02-2020 15:59 PM

Tuổi dậy thì (vị thành niên) là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành. Đây là giai đoạn có rất nhiều thay đổi ở cơ thể trẻ cũng như các diễn biến tâm lý rất phức tạp. Vì vậy mà việc chăm sóc và giáo dục sức khỏe sinh sản ở tuổi dậy thì trở nên rất quan trọng. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về “dậy thì” nhé.

 

Tuổi dậy thì (vị thành niên) là giai đoạn chuyển tiếp giữa tuổi thiếu nhi và tuổi trưởng thành

 

  1. Dậy thì là gì?

Dậy thì là khoảng thời gian khi cơ thể của bạn bắt đầu thay đổi trở nên giống như một người lớn.

Khi dậy thì, bé gái sẽ phát triển tuyến vú, tăng kích thước bộ sinh dục, phát triển lông mu, lông nách, hành kinh, tăng trưởng nhanh về chiều cao và đặc biệt là ở tuổi dậy thì, bé gái bắt đầu có kinh nguyệt.

Với bé trai, tinh hoàn to, dương vật to, phát triền lông mu, lông nách, khàn tiếng, tăng trưởng nhanh về chiều cao

 

  1. Độ tuổi bắt đầu dậy thì

Đối với bé gái, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 8-13 tuổi.

Đối với bé trai, tuổi dậy thì thường bắt đầu từ 9-14 tuổi.

 

  1. Dậy thì sớm và những ảnh hưởng của dậy thì tới sức khỏe trẻ nhỏ

 

  • Dậy thì sớm là gì?

Dậy thì sớm là khi các dấu hiệu dậy thì xuất hiện sớm hơn bình thường. Bé gái bắt đầu tuổi dậy thì trước 8 tuổi và bé trai bắt đầu trước 9 tuổi.

 

  • Nguyên nhân dậy thì sớm:

Dậy thì sớm được chia làm 2 nhóm nguyên nhân: dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm ngoại biên.

  • Dậy thì sớm trung ương, đặc biệt ở trẻ gái thường không có nguyên nhân. Ít gặp hơn: u não, chấn thương, di chứng não do viêm não, màng não hay bất thường não bẩm sinh.
  • Dậy thì sớm ngoại biên có thể do:

+ Khối u ở buồng trứng, tinh hoàn tiết ra estrogen hoặc testosterone

+ Các bệnh lý tại tuyến thượng thận

+ Tiếp xúc với estrogen hay testosteron bên ngoài như các loại kem hoặc thuốc mỡ.

+ Ngoài ra ở trẻ trai còn có một số nguyên nhân khác như: u tế bào mầm tiết beta-HCG, dậy thì sớm ở trẻ trai do yếu tố gia đình (một bệnh lý đột biến gen).

 

  • Dậy thì sớm có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe trẻ nhỏ

  • Chiều cao hạn chế: ảnh hưởng rõ nhất của trẻ dậy thì sớm là phát triển tăng nhanh theo tuổi xương, làm cho trẻ nhìn cao hơn so với các bạn cùng lớp. Tuy nhiên, trẻ dậy thì sớm sẽ làm cho đầu xương đóng khép sớm, rút ngắn thời kỳ sinh trưởng, từ đó ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ khi trưởng thành.
  • Ảnh hưởng về tâm lý: trẻ dậy thì sớm có những dấu hiệu phát triển sinh lý trước tuổi. Những thay đổi trên cơ thể của trẻ dậy thì sớm khác với những trẻ cùng trang lứa sinh ra những vấn đề tâm lý làm cho trẻ ngại ngùng, dễ làm cho trẻ có tâm lý mặc cảm tự ti và để lại di chứng cho trẻ sau khi trưởng thành.
  • Vấn đề hành vi liên quan đến tình dục như có xu hướng ham muốn tình dục trước tuổi: sự phát triển tâm lý dậy thì quá sớm dẫn đến những hành động ham muốn về sinh lý trước tuổi. Do suy nghĩ còn nông nổi, tuổi đời còn nhỏ, khả năng tự khống chế kém nên không thể tránh khỏi những cạm bẫy xã hội, từ đó dẫn đến mang thai hoặc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: chu kỳ kinh nguyệt trước khi 8 tuổi có nguy cơ phát triển chứng rối loạn nội tiết tố sau này ở tuổi dậy thì gây buồng trứng đa nang.
  • Khiến gia đình hoang mang lo lắng.

 

  • Làm sao khi thấy dấu hiệu dậy thì sớm ở trẻ?

Nếu nghi ngờ trẻ dậy thì sớm, cần đến khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết ở trẻ em (nội tiết nhi khoa).

Các bác sĩ sẽ dựa trên các đặc điểm lâm sàng của trẻ cùng việc làm thêm các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng dậy thì và chụp X-quang kiểm tra tuổi xương, siêu âm bụng và chụp MRI não tìm nguyên nhân. Từ đó có thể chẩn đoán được trẻ có bị dậy thì sớm không và xác định nguyên nhân cũng như phương pháp điều trị phù hợp cho trẻ.

 

  • Phương pháp điều trị dậy thì sớm

Hiện nay, những tiến bộ của y học cho phép việc điều trị dậy thì sớm cho kết quả khả quan. Điều trị dậy thì sớm phụ thuộc vào nguyên nhân.

  • Nguyên nhân do khối u: tùy thuộc vào loại u mà bác sĩ đưa ra điều trị cụ thể
  • Nguyên nhân nguyên phát thì thuốc được chọn lựa là đồng vận GnRH. Thuốc này làm cho tuyến yên giảm bài tiết gonadotropins dẫn đến giảm tiết hormone sinh dục. Trẻ sẽ được tiêm thuốc mỗi tháng hoặc 3 tháng một lần đến khoảng 10 -11 tuổi ở nữ và 11-12 tuổi ở nam.

 

  • Biện pháp phòng ngừa dậy thì sớm

Một số các yếu tố nguy cơ dậy thì sớm, chẳng hạn như giới tính và chủng tộc, không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số yếu tố có thể tác động để giảm nguy cơ trẻ phát triển dậy thì sớm, bao gồm:

  • Dinh dưỡng hợp lý: Tăng cường rau củ quả cho trẻ trong bữa ăn hằng ngày, đảm bảo lượng đạm đầy đủ, không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, bơ...; không tẩm bổ quá mức, hạn chế ăn nhiều đồ ngọt, đồ chiên rán... chứa nhiều chất béo khiến trẻ thừa dinh dưỡng.
  • Những trẻ thừa cân béo phì có nhiều nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm hơn. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động và chế độ ăn uống phù hợp để tránh tình trạng béo phì.
  • Chú ý lựa chọn thực phẩm an toàn, không nên dùng các loại thực phẩm hay các thuốc có chứa hormon sinh dục cho trẻ lâu dài.
  • Khuyến khích trẻ năng vận động: vận động sẽ giúp trẻ tiêu hao năng lượng như các môn bơi, nhảy dây, đá bóng, đá cầu...

 

Dậy thì là giai đoạn rất quan trọng của trẻ. Cha mẹ cần hết sức chú ý đến con trẻ ở giai đoạn này, đồng thời chú ý thực hiện các biện pháp kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây ra dậy thì sớm – một tình trạng gây ra rất nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tâm lý của trẻ.

 

>>> Xem thêm:

Tags: Dậy thì
Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 50
Hôm qua: 7727
Trong tháng: 7723
Tống số: 12314090