Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Con hỏng mắt vì mẹ nhỏ sữa chữa đau mắt đỏ

Thứ ba, 10-03-2020 11:27 AM

Mục lục [Ẩn]

 

Đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh không hiếm gặp. Bệnh thường xảy ra ở những nơi có điều kiện sống thấp, ẩm ướt. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, các mẹ phải đưa trẻ đến khám tại các cơ sở mắt chuyên khoa, tuyệt đối không sử dụng các phương pháp như đắp lá vào mắt bé như là trầu, lá dâu…hay nhỏ sữa vào mắt trẻ.

Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Mắt Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhi nhập viện trong tình trạng mắt phù nề, giác mạc mắt trái bị hoại tử toàn bộ. Nguyên nhân là mẹ cháu bé đã nhỏ sữa mẹ để chữa đỏ mắt cho con vài lần một ngày.

Bệnh nhi hỏng mắt vì nhỏ sữa mẹ chữa đỏ mắt

Bệnh nhi L.V.K (7 tháng tuổi) nhập viện Mắt Trung ương Hà Nội trong tình trạng phù nề, giác mạc mắt trái bị hoại tử toàn bộ. Ngay sau đó, cháu bé nhanh chóng được kiểm tra, thăm khám.

Hội chẩn liên khoa tại bệnh viện cho thấy tình trạng của bệnh nhi không thể điều trị nội khoa, không thể ghép giác mạc, buộc phải khoét bỏ, lắp mắt giả.

 

them benh nhi hong mat vi nho sua me chua do mat

Mắt của bé K tổn thương nặng nề

 

Trước đó, các bác sĩ khai thác tiền sử được biết: gia đình thấy trẻ đỏ mắt trái, đã nghe theo lời mách của mọi người xung quanh nhỏ sữa mẹ trực tiếp vào mắt. Sau 1 tuần thấy mắt trẻ sưng nề, gia đình đã đưa lên bệnh viện huyện khám. Bệnh viện huyện đã ngay lập tức chuyển lên bệnh viện Mắt Trung ương.

Thực hư thông tin nhiều trẻ được chữa bệnh mắt bằng sữa mẹ?

   Theo các bác sĩ khoa Mắt Trẻ em, Viện Mắt trung ương, mỗi năm Viện tiếp nhận 4-5 bệnh nhi bị tổn thương mắt rất nặng do nhỏ sữa mẹ. Những trường hợp này đều rất khó điều trị.

   Các bác sĩ cho biết tại Sơn La đã có 2 trường hợp hỏng mắt do nhỏ sữa mẹ chỉ trong vòng hơn nửa năm. Theo các bác sĩ việc nhỏ sữa chữa đau mắt tại một số nơi là theo phong tục truyền thống. Thấy nhiều trẻ khỏi mắt sau khi nhỏ sữa mẹ nên các gia đình trẻ thường làm theo.

   Tuy nhiên, theo các bác sĩ mắt, với những trẻ có hệ miễn dịch tốt, tình trạng viêm rất nhẹ thì không cần nhỏ sữa mẹ, cơ thể cũng tự phục hồi, mắt tự khỏi.

   Còn với những trẻ có vấn đề sức khỏe, hệ miễn dịch yếu, cùng với vi khuẩn trong sữa… sẽ làm tình trạng nặng lên. 

  Các bác sĩ cũng cho rằng có thể tình trạng viêm ban đầu của bé K. là do nhiễm khuẩn nặng, cộng với việc không điều trị gì đã làm tình trạng mắt viêm nặng thêm. Còn sữa mẹ cũng góp phần gây ra bội nhiễm nặng hơn do trong chính sữa mẹ cũng có vi khuẩn (nếu quá trình vắt sữa ra, dụng cụ đựng và lấy sữa nhỏ mắt không được đảm bảo vệ sinh).

   Bản thân mẹ bé K cũng mới 18 tuổi và rất ngạc nhiên khi biết con mình sẽ phải khoét bỏ mắt bởi chưa bao giờ nghe thấy trường hợp nào không khỏi mắt nhờ nhỏ sữa mẹ.

   Trước đó, bệnh viện Mắt Trung ương cũng đã tiếp nhận 1 bệnh nhi 16 ngày tuổi bị thủng giác mạc, chảy mủ trong mắt... sau khi người mẹ 19 tuổi (ở Sơn La) nhỏ sữa vào mắt bị ghèn và không mở được.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ ở trẻ

   Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu là do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp nhất vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, khi mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể trẻ mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát.

   Ngoài ra, trẻ hay có thói quen dụi mắt. Khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó trẻ đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý, vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé.

Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:

  • Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.

  • Chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nắm cửa, bàn ghế.

  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt.

  • Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung nguồn nước với người bị bệnh như ở hồ bơi.

  • Hay dụi mắt.

  • Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường dễ khiến bệnh lây lan.

 

bệnh đau mắt đỏ

Hay dụi mắt có thể làm tăng nguy cơ bị đau mắt đỏ

 

Diễn biến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

     Biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh đau mắt đỏ là mắt đổ ghèn và lòng trắng mắt dần chuyển sang màu đỏ. Bé sẽ có cảm giác cộm xốn, khó chịu, do đó hay quấy khóc, khi ngủ dậy ghèn thường dính chặt vào 2 mi mắt. Ghèn có thể màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

   Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (lớp màng trắng trong suốt nằm dưới mi) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị bệnh, trẻ cũng thường có các biểu hiện như sốt nhẹ, ho khan, có hạch...

   Mặc dù đau mắt đỏ thường giới hạn sau 7-10 ngày nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị thích hợp bệnh có thể diễn tiến trầm trọng hơn và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như đau mắt hột, viêm kết mạc mãn tính, viêm loét giác mạc, sẹo giác mạc, giảm thị lực, mù mắt...

Cách chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ

   Trẻ bị đau mắt đỏ thường quấy khóc, vì thế cần có những biện pháp chăm sóc mắt giúp trẻ dễ chịu hơn. Cha mẹ thường bối rối không biết trẻ bị đau mắt đỏ phải làm sao. Dưới đây là những cách giúp mắt bé dễ chịu hơn khi bị đau mắt đỏ.

Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý:

 

nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý

Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý nếu trẻ bị đau mắt đỏ, không mua thuốc nhỏ mắt tùy tiện khác

 

   Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cha mẹ có thể nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) khoảng 5 - 7 lần một ngày. Ngoài ra khi trẻ bị bệnh, cha mẹ hay người thân trong nhà cũng cần nhỏ mỗi ngày 3 - 5 lần để phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan.

Lưu ý: Mỗi thành viên dùng riêng một lọ nước muối sinh lý, không dùng chung kể cả những người không có bệnh.

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ:

   Các loại bệnh do virus gây ra như đau mắt đỏ ở trẻ em, sốt phát ban...đều không có thuốc đặc trị. Tất cả các thuốc điều trị chỉ làm giảm bớt sự khó chịu mà bệnh gây ra. Phương pháp điều trị và phòng bệnh tốt nhất là tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi sức đề kháng yếu cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải tạo điều kiện cho virus phát triển mạnh.

  • Các mẹ nên cho bé ăn nhiều rau củ quả để nâng cao sức đề kháng cho bé.

  • Đối với trẻ đang bú mẹ, khi con bị đau mắt đỏ hay các bệnh do virus thì mẹ cần cho con bú càng nhiều càng tốt.

  • Ngoài ra nếu bé đang trong thời gian bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giúp gia tăng sức đề kháng cho bản thân. Qua đó gián tiếp tăng sức đề kháng cho bé qua sữa mẹ.

Cách vệ sinh mắt cho trẻ hàng ngày:

  • Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi vệ sinh mắt cho trẻ

  • Chuẩn bị nước muối sinh lý, 2 miếng gạc vô khuẩn sử dụng cho 2 mắt

  • Dùng nước muối sinh lý thấm ướt gạc vô trùng, lau nhẹ nhàng theo chiều từ đầu đến đuôi mắt.

   Mỗi ngày mẹ có thể vệ sinh mắt cho con 3 lần vào thời điểm sáng trưa tối sau khi ngủ dậy. Sau đó, mẹ lau mặt cho bé bằng khăn ấm. Lưu ý, mẹ cần cho bé dùng khăn riêng và khăn sau khi sử dụng cần được giặt sạch và phơi khô.

Cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ ở trẻ

   Bệnh đau mắt đỏ tuy lành tính nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến quá trình học tập và sinh hoạt. Ngoài ra nếu bệnh lâu không khỏi có thể gây biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến thị lực. Vì thế việc phòng ngừa đau mắt đỏ là vô cùng quan trọng.

  Người bệnh vẫn hoàn toàn có khả năng lây bệnh trước 2, 3 ngày khi phát bệnh và sau khi khỏi bệnh 1 tuần. Cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh.

 

rửa tay giúp phòng tránh đau mắt đỏ

Thường xuyên rửa tay cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân

 

Khi không có dịch:

  • Thường xuyên rửa tay cho bé, đảm bảo vệ sinh cá nhân.

  • Dùng riêng vật dụng cá nhân như khăn mặt, khăn tắm...

  • Giặt sạch khăn bằng xà phòng, phơi khô dưới ánh nắng hàng ngày.

  • Không dùng tay dụi mắt.

  • Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi cho bé

Khi đang có dịch đau mắt đỏ:

Ngoài việc thực hiện đầy đủ các biện pháp trên, cần làm thêm các việc sau:

  • Rửa tay kỹ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn

  • Dùng nước muối sinh lý rửa mắt ít nhất 1 ngày 3 lần

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người đau mắt

  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

  • Ít đến các nơi đông người như bệnh viện, trung tâm mua sắm

  • Hạn chế đi bơi, không sử dụng nguồn nước ô nhiễm.

  • Hạn chế cho bé đi ra ngoài, tiếp xúc với ánh mặt trời hoặc không khí ô nhiễm

Đỏ mắt chỉ là 1 hiện tượng của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, với trẻ nhỏ, khi thấy có hiện tượng đỏ mắt, chảy nước mắt, có ghèn… thì cần nhỏ nước muối sinh lý (loại đã tiệt trùng), dùng khăn sạch vệ sinh, tuyệt đối không để tay bẩn, khăn bẩn chạm vào mắt. Đặc biệt, các bậc phụ huynh tuyệt đối không tự ý mua thuốc nhỏ mắt vì tra không đúng loại, không đúng liều lượng sẽ gây ra các biến chứng khó lường. Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 197
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 5071
Tống số: 12305623