Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Cấp cứu thành công bé trai 3 tuổi bị hóc dị vật

Thứ hai, 02-03-2020 10:20 AM

Hóc dị vật đường thở là một trong những tai nạn cực kỳ nguy hiểm nhưng lại không được cha mẹ thật sự chú ý hoặc có lúc bị lãng quên. Mới đây, bệnh viện Nhi Trung ương thông tin vừa gắp nội soi phế quản thành công phần còi của chiếc kèn đồ chơi trong phế quản bé trai 3 tuổi. 

 

   Tối 26/2 vừa qua, bé N.M.Q. được đưa tới bệnh viện Nhi Trung ương sau khi bé được xác định hóc dị vật là cái còi trong chiếc kèn đồ chơi nhựa.

 

   Người nhà bệnh nhi cho biết, sự cố xảy ra tối ngày 26/2, khi bé M.Q. lấy chiếc kèn nhựa đồ chơi ngậm thổi thì bị ho sặc sụa. Sau tai nạn, bé thở rít, tím tái, kèm theo khí thở có tiếng kèn kêu, bé được người nhà vội đưa đến bệnh viện Bắc Thăng Long (Hà Nội) khám. Tại đây, qua chụp CT phổi các bác sĩ nghi ngờ dị vật  nằm ở phế quản gốc trái của bé M.Q., tối cùng ngày bé được chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương để theo dõi và tiếp tục điều trị.

 

cấp cứu bé trai 3 tuổi bị học dương vật

 

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ đã hội chẩn và quyết định nội soi phế quản lấy dị vật ra khỏi đường thở của bé chiều ngày 28/2.

 

Sau khoảng 30 phút làm thủ thuật, ThS. Phùng Đăng Việt cùng kíp nội soi đã lấy được dị vật  là phần còi của chiếc kèn đồ chơi dài 1,5 cm nằm trong phế quản gốc trái của bé M.Q.

 

BS điều trị cho biết, rất may, phần còi của chiếc kèn nhựa được lấy ra kịp thời nên không nguy hại đến tính mạng của bé. Bé sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.

 

Theo BS chuyên khoa II Lê Thanh Chương – Trưởng Khoa Hồi sức hô hấp – Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, tình trạng hóc dị vật khá phổ biến ở trẻ em.

 

Tại BV Nhi Trung ương mỗi năm tiếp nhận và xử trí khoảng 50 trường hợp dị vật đường thở. Dị vật thường là hạt thực vật (lạc, na, hướng dương, ngô…) hoặc đồ chơi (hạt vòng, đèn nhỏ, còi nhỏ, lò xo…).

 

    Đặc biệt một số trường hợp trẻ nuốt phải các vật sắc nhọn như đinh vít, đinh ghim, kim băng… đe dọa thủng đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng. Tai biến y khoa có thể  gặp gây dị vật đường thở là các thủ thuật nha khoa như nhổ răng, diệt tủy răng làm răng hoặc kim diệt tủy rơi vào đường thở khi trẻ không hợp tác.

 

   Cũng theo bác sĩ Lê Thanh Chương, mọi lứa tuổi đều có thể bị dị vật đường thở, hay gặp nhất là trẻ dưới 3 tuổi. Sặc dị vật có thể gây tử vong ngay do bít tắc đường thở hoặc để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như suy hô hấp, ho máu, tràn khí, viêm phổi tái diễn… Khi bị sặc dị vật, trẻ cần được sơ cứu kịp thời , đúng cách và được đưa ngay đến cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị. Nội soi phế quản là chỉ định bắt buộc để chẩn đoán và lấy dị vật.

 

    Hầu như năm nào BV Nhi Trung ương cũng tiếp nhận những ca cấp cứu thương tâm vì hóc hạt nhãn, dẫn đến tử vong. Hãy bóc nhãn cho trẻ, dạy trẻ ăn trong yên lặng, không vừa chạy nhảy, nô đùa vừa ăn uống để phòng những tai nạn đáng tiếc xảy ra với trẻ.

 

Nhận biết hóc dị vật đường thở qua cách thở

 

nhận biết trẻ bị hóc dị vật

 

   Khi nạn nhân bị hóc dị vật đường thở, dấu hiệu nhận biết thường dựa vào tình trạng dị vật gây tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn hoặc tắc nghẽn đường thở hoàn toàn. Nếu bị tắc nghẽn đường thở không hoàn toàn, nạn nhân thường có triệu chứng ho và cố ho, khạc để tống dị vật ra ngoài. Có thể có biểu hiện khó thở hoặc thở bất thường. Nếu bị tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, nạn nhân không nói được, tay ôm lấy cổ; ở trong tình trạng khó thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt. Mặt của nạn nhân đỏ bừng, mạch máu ở cổ nổi phồng; môi và lưỡi bị tím tái dần.

 

Sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật

    Khi trẻ bị hóc dị vật, cha mẹ tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ. Điều này trong nhiều trường hợp sẽ khiến dị vật đi vào sâu hơn, trầy xước họng gây sưng tấy, trẻ càng khó thở hơn. 

  • Nếu trẻ vẫn tỉnh táo, hồng hào, không khó thở, vẫn khóc được nói được thì giữ nguyên tư thế ngồi, nhanh chóng mang đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, nếu đúng dị vật đường thở sẽ được lấy ra.

  • Nếu trẻ có biểu hiện tím tái, khó thở nặng, ngưng thở, không khóc được, không nói được thì sau khi gọi xe cấp cứu, cần phải tiến hành thủ thuật can thiệp kịp thời trong thời gian đợi xe tới.

Hai thủ thuật sơ cứu nhanh cha mẹ nào cũng nên biết

Với trẻ dưới 2 tuổi, dùng phương pháp vỗ lưng ấn ngực

  • Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Lưu ý giữ chắc để cổ và đầu trẻ khỏi bị tuột. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ. 

Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết

 

  • Sau đó lật trẻ từ tay trái qua tay phải của người sơ cứu. Quan sát em bé xem có hồng hào chưa, có thở, khóc được chưa. Kiểm tra miệng trẻ xem có dị vật nào không và lấy ra. Nếu dị vật vẫn chưa ra ngoài hoặc trẻ vẫn chưa thở thì làm tiếp biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.

 

Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết

 

  • Kiểm tra xem bé đã thở, khóc lại chưa, nếu chưa tiếp tục lặp lại động tác này cho đến khi xe cấp cứu tới. 

Với trẻ trên 2 tuổi, có thể dùng biện pháp ép bụng, còn được gọi là phương pháp Heimlich

 

  • Trường hợp trẻ còn tỉnh

   Để cho trẻ đứng. Người sơ cứu đứng phía sau lưng hoặc quỳ gối, choàng 2 tay ra phía trước ngang thắt lưng. Một tay nắm thành nắm đấm, một tay chồng lên tay còn lại, đặt ngay vào vị trí ở vùng thượng vị, dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh theo hướng từ dưới lên trên 5 cái thật mạnh liên tiếp. Nếu dị vật chưa ra thì có thể lặp lại biện pháp này từ 6 đến 10 lần.

 

Hai cách sơ cứu nhanh khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết

 

  • Trường hợp hôn mê, bất tỉnh

  Đặt trẻ nằm ngửa. Người sơ cứu quỳ gối, tựa hai chân hai bên đùi trẻ. Nắm 2 bàn tay thành nắm đấm, đột ngột ấn vào dưới xương ức của trẻ. Ấn mạnh từ dưới lên trên 5 cái liên tiếp.

 

   Trong tình huống bệnh nhân hôn mê và không thở được thì trước tiên phải bắt đầu bằng hà hơi thổi ngạt 2 cái. Nếu dị vật vẫn chưa ra, trẻ vẫn chưa thở được thì cần thì kết hợp vừa hà hơi thổi ngạt vừa dùng tay ấn, cho đến khi dị vật văng ra hoặc bệnh nhân khóc, thở được, hồng hào hơn.

 

Lưu ý:

  • Cha mẹ cần lưu ý, sau các bước sơ cứu, nếu dị vật hóc ra được thì vẫn cần phải mang trẻ đến bệnh viện kiểm tra, đề phòng trường hợp có thể còn sót dị vật. 

  • Để tránh trường hợp con bị hóc dị vật, cha mẹ nên dạy bé có thói quen tập trung cao độ khi ăn, tránh cười đùa, chạy nhảy, nằm ăn, và luôn để ý tới bé. Tuyệt đối không để bé tự ý bốc đồ ăn khi chưa có sự đồng ý, giám sát của cha mẹ.

 

Hy vọng thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc.

 

XEM THÊM:

Ý kiến bạn đọc

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 197
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 5071
Tống số: 12305623