Danh sách dược sĩ tư vấn Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Bản đồ
Thăm dò ý kiến

Bạn đang dùng sản phẩm nào của Botania?

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh tiêu chảy trẻ em và bí quyết từ sản phẩm BoniKiddy

Thứ ba, 29-10-2019 09:37 AM

 

bệnh tiêu chảy ở trẻ em

 

Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong cho trẻ em các nước đang phát triển. Trên toàn thế giới, hàng năm mỗi trẻ mắc trung bình 3,3 đợt tiêu chảy, nhưng ở một số vùng có thể mắc hơn 9 đợt. Hiểu về tiêu chảy ở trẻ em giúp chúng ta có được phương pháp điều trị và phòng tránh hiệu quả nhất:

 

1. Nguyên nhân gây tiêu chảy

 

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp là do siêu virus, kế đến là vi trùng, ký sinh trùng và một số tác nhân khác.

 

2. Tiêu chảy có thể dẫn đến hậu quả gì cho trẻ?

 

Tiêu chảy làm trẻ bị mất nước và điện giải theo phân. Điều này rất nguy hiểm, cơ thể trẻ nhanh chóng bị khô kiệt dẫn đến tử vong nếu không được bù nước nhanh chóng và kịp thời.

Tiêu chảy còn là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng. Lý do chính là trẻ biếng ăn, ăn ít đi trong khi bị tiêu chảy và khả năng hấp thu chất dinh dưỡng cũng bị giảm một phần, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lại cần phải cao hơn để chống lại bệnh.

 

3. Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy tại nhà như thế nào?

 

Để chăm sóc một trẻ bị tiêu chảy đúng cách, các bậc phụ huynh cần làm tốt những nguyên tắc sau đây:

-          Cho trẻ uống nhiều nước hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy.

-          Trẻ bị tiêu chảy cần nhiều dịch hơn bình thường để bù lại lượng dịch đã mất qua phân và ói. Thường bạn có thể phòng mất nước cho trẻ nếu cho uống đủ lượng dịch ngay khi mới bị tiêu chảy.

-          Sữa mẹ vừa là thức ăn vừa là loại nước rất tốt, cho trẻ bú mẹ càng nhiều càng tốt và mỗi bữa cho trẻ bú lâu hơn. Nếu con của bạn được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ thì chỉ cần sữa mẹ và nước chín là đủ.

-          Các trường hợp khác cần cho trẻ uống thêm các nước sau: nước cam, nước cháo, sữa đậu nành, sữa chua, nước trái cây như cam vắt (không thêm hoặc thêm rất ít đường), nước dừa tươi, nước chín….

Cần tránh:

-          Các loại nước giải khát, nước ép trái cây quá ngọt vì chúng làm cho bệnh tiêu chảy xấu hơn. Tuy nhiên nếu trẻ quá thèm, bạn có thể dùng nhưng phải pha loãng ít nhất 3-4 lần, tránh các thức uống có café.

Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ. Cần phải uống chậm, tường muỗng. Nếu trẻ bị ói thì ngưng lại khoảng 10 phút, sau đó cho trẻ uống lại nhưng chậm hơn.

 

4. Sử dụng Oresol như thế nào đúng cách?

 

Dung dịch ORESOL là một dung dịch điện giải, không có tác dụng cầm tiêu chảy nhưng lợi ích của nó là rất hiệu quả trong việc bù lại số lượng nước và các chất điện giải (muối) bị mất qua phân. Tuy nhiên bạn tuyệt đối phải theo đúng hướng dẫn về cách pha, cách sử dụng được ghi rõ trong toa của thầy thuốc.

Để ngừa mất nước, bạn chỉ cho trẻ uống dung dịch này sau mỗi lần trẻ tiêu lỏng, xen kẽ với nước chín. Cách pha dung dịch Oresol: Cả một gói Oresol pha với 1 lít nước chín.

Cách uống:

-          Dưới 2 tuổi: 50 đến 100ml sau mỗi lần tiêu chảy

-          Từ 2-10 tuổi: 100 đến 200 ml sau mỗi lần trẻ đi tiêu lỏng

-          Trẻ > 10 tuổi: Uống tùy thích đến khi hết khát

Cho trẻ ăn và bú nhiều hơn thường ngày. Nếu trẻ còn bú mẹ cần được bú nhiều hơn và mỗi cữ bú lâu hơn. Cho trẻ ăn thành nhiều bữa và thêm ít nhất 2 bữa so với những ngày không bệnh. Ăn uống chậm, nếu trẻ còn bú bình, tốt nhất nên dùng muỗng đút sữa chậm.

Về thực phẩm, nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm, đừng quên nhóm dầu mỡ. Thức ăn cần nấu nhừ. Cho trẻ ăn thêm trái cây tươi như chuối, nho, cam, xoài, mãng cầu...

Nhìn chung các thức ăn hàng ngày của trẻ đều có thể dùng được, không kiêng ăn, không kiêng sữa. Tuyệt đối không được bắt trẻ nhịn ăn để ruột nghỉ ngơi. Điều này là hết sức sai lầm và rất nguy hiểm. Thực tế dù tiêu chảy nhưng ruột của bé vẫn có khả năng hấp thu hơn 70% chất dinh dưỡng. Cho trẻ ăn sớm sẽ có tác dụng tốt lên tiến trình của bệnh. Bạn cũng nên ăn và uống để “có sức” để lo cho trẻ.

Rồi những ngày gian khổ cũng qua, tiêu chảy thường giảm sau 5-12 ngày, trẻ bắt đầu chơi và đòi ăn trở lại. Lúc này bạn nhớ cho trẻ ăn thêm trong từng bữa để phục hồi sức khỏe. Trong thời gian chăm sóc tại nhà, cũng cần phát hiện những diễn biến không thuận lợi và nhanh chóng đưa trẻ đi khám bác sĩ để được xử trí kịp thời.

 

5. Khi nào cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?

 

đưa trẻ đi khám bệnh tiêu chảy

 

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu tiêu chảy nặng cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám ngay, vì bệnh diễn biến rất nhanh. Đặc biệt khi trẻ có một trong những triệu chứng sau:

-          Trẻ bỏ ăn, bỏ bú

-          Trẻ mệt, bệnh nhiều hơn

-          Trẻ rất khát nước

-          Trẻ ói liên tục, sốt cao

-          Trẻ đi phân có máu

-          Trẻ ngủ li bì, khó đánh thức

-          Trẻ có co giật

 

Phòng bệnh cho trẻ hơn chữa bệnh - Giải pháp từ thiên nhiên mang tên BoniKiddy

 

Với các thành phần tuyệt đối an toàn với trẻ nhỏ như sữa non, sữa ong chúa, bột hoa cúc tây, vitaminC thiên nhiên phối hợp cùng 10 tỷ lợi khuẩn và men bia, không những giúp tăng cường sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, giúp các bé chống chọi lại với những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa các bệnh đường hô hấp mà còn giúp tăng cường khả năng hấp thu đường tiêu hóa cho các bé, rất tốt với những bé bị còi xương, suy dinh dưỡng chậm lớn.

Chỉ với 2-4 viên BoniKiddy mỗi ngày cho bé, mẹ có thể yên tâm rồi!

 

BoniKiddy - Bé khỏe mẹ an tâm

 

>>> Xem thêm:

Đặt câu hỏi cho chuyên gia

Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Chuyên gia
Hỗ trợ 24/7
  • Dược sĩ tư vấn

    0984.464.844 - 0931.084.084 - 1800.1044

Zalo: 0984.464.844

Danh sách nhà thuốc

Tìm kiếm
Thống kê truy cập
Đang online: 1
Hôm nay: 2
Hôm qua: 11911
Trong tháng: 4876
Tống số: 12305428